Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

Description of Tonqueen
Author: Trường An

Samuel Baron là con lai của một thủy thủ người Hà Lan với một phụ nữ Bắc Hà, sinh vào khoảng giữa thế kỷ 17 ở Đông Kinh và đã sống cả quãng đời niên thiếu ở Đông Kinh - Bắc Hà (ở đây hãy gọi Thăng Long là Đông Kinh đúng như cách gọi bấy giờ). S.Baron trở về châu Âu vào 1659 và trở lại châu Á vào 1670s, đến Đông Kinh vào 1672 và làm việc cho công ty Đông Ấn Anh quốc tại đây đến 1674. S.Baron đi đi về về giữa Âu Á, đặc biệt là Bắc Hà khá nhiều trong những năm 1670s-1680s, và làm bạn với một nhà khoa học có niềm yêu thích đặc biệt với các nền văn hóa mới lạ là Robert Hooke ở London. Năm 1680, có người là Jean Baptiste Taverniere xuất bản một cuốn sách mô tả về Bắc Hà ở Paris, Hooke gửi cho Baron để hỏi ý kiến xem có chính xác không. Taverniere chưa bao giờ ở Bắc Hà, chỉ viết dựa vào những câu chuyện, đồn đoán và ghi chép của những tu sĩ trước đó, Baron viết chỉ ra những điểm sai của ông ta.

Cuốn sách này được S. Baron bắt đầu viết ở Việt Nam, được gửi tới nhà xuất bản ở London vào 1685. Được viết bởi một cái nhìn của người nội địa và nhiều kinh nghiệm, nhưng mục đích trước hết là để chỉ ra những lỗi sai của một cuốn sách khác, giọng điệu Baron không thiếu chỉ trích, với sự tự tin của một người hiểu biết thế nào là Bắc Hà thật sự.

Sau đó, không còn thông tin nào khác về S.Baron. Ông không nổi tiếng bằng người cha của mình, Hendrick Baron, nhân viên của công ty Đông Ấn Hà Lan, người đóng vai trò quan trọng trong quan hệ giữa Hà Lan và Bắc Hà trong những năm 1650s, được mô tả là "đã ở Đông Kinh lâu ngày và thông thạo ngôn ngữ". Trong xung đột của Bắc Hà và Nam Hà thời gian này, H.Baron đã từng có thời kỳ bị bắt giam ở Hội An. 1659, H.Baron trở lại Bắc Hà và làm việc ở đây, đi về giữa Batavia và Đông Kinh, và qua đời vào 1664.

Ghi chép của công ty Đông Ấn Hà Lan về S.Baron là "con lai Bắc Hà", S.Baron tự mô tả mình "đại loại là dân bản địa" trong ghi chép về Bắc Hà, và nói rằng mình sinh ra ở Bắc Hà. Vì thế, mẹ của S.Baron hoàn toàn có thể là người Việt.

William Dampier viết vào năm 1688 về tục phụ nữ Bắc Hà bán mình như một "người vợ tạm thời" cho các thủy thủ và thương nhân nước ngoài:

"Ngay cả khi ở với những Người lạ, họ rất trung thành, nhất là với những cuộc cư ngụ lâu và đi về thường xuyên, như người Hà Lan thường làm. Nhiều người trong bọn họ (Hà Lan), có được cơ ngơi tốt bởi những người vợ Bắc Hà của họ, do trước hết tin tưởng giao tiền và hàng cho họ. Vì trong đất nước nghèo khổ này, có lợi nhất là đi buôn, và những phụ nữ buôn bán này nếu có tiền thì sẽ tiến xa, có thể mua được lụa vào thời điểm chết trong năm."


  1. 01- Về Account of Tonqueen của Taverniere
  2. 02- Vị trí và phạm vi của Đàng Ngoài
  3. 03- Tự nhiên và sản vật
  4. 04- Về hàng hóa, thương nghiệp và tiền
  5. 05- Về sức mạnh của vương quốc
  6. 06- Về kiểu cách của người Bắc Hà
  7. 07- Về hôn nhân của người Bắc Hà
  8. 08- Về những cuộc thăm hỏi và giải trí của người Bắc Hà
  9. 09- Về những người đi học
  10. 10- Về thầy thuốc và bệnh tật
  11. 11a- Về lịch sử và luật pháp của Đàng Ngoài (1)
  12. 11b- Về lịch sử và luật pháp của Đàng Ngoài (2)
  13. 12- Về chúa Bắc Hà
  14. 13- Về lễ lên ngôi, kế vị
  15. 14- Về lễ tế Giao

8 Responses
Trân

Chương 4-18 nè bạn Trường An, tới chương 18 là hết cuốn này rồi đó. ^_^
https://www.hightail.com/download/ZUcwUGhaMGtKV01YRHNUQw

Trường An

Cám ơn bạn Trân vô cùnggggggggg *hôn 1000x cái*

Scan nhiều vậy chắc tốn thời gian của bạn lắm, làm mình áy náy quá trời. TT^TT

Trân

Hihi, được hôn đáp lại hôn? ;))
Không tốn thời gian lắm đâu, thiệt đó. Sách trường mình nhiều lắm nhưng ở đây ít người nghiên cứu về Việt Nam, nên sách cứ bỏ đó. Giờ có người đọc là vui rồi. :D

Trường An

*chìa má*

Hì hì, thấy mấy ghi chú bằng tiếng gì đó (hay chữ bác sĩ đọc hổng ra) làm mình tò mò. :P Giá mà mình có tủ sách ấy nhỉ, giờ mới nhớ là hồi đi học lười xuống thư viện lắm. /___\

Trân

Ghi chú bằng tiếng Anh đó (thề là không phải mình T__T), viết bằng viết chì nên khi photo ra thì không rõ nữa.
Mình thì thường xuyên tới thư viện lắm, để ngủ. @_@

Trân

Bạn An ơi =)) , còn nhớ mình không?
Phần còn lại của cuốn An Account of Cochin-China (Christopher Borri) nè: http://we.tl/iXHi3sS5Dv

Trường An

Xao gọi tên mình bạn lại cười? :D

Cám ơn bạn nhiều lắm nha, đọc sách gốc vui vô cùng. :x Vì tấm lòng của bạn, mình sẽ hông bỏ bê blog nữa. ^^

Nguyen Phan

Theo tài liệu cháu có được thì tên của tài liệu này là "THE Description of Tonqueen" trích từ phần đầu của Volume 6 trong bộ sách có 6 cuốn có tên là A COLLECTION OF VOYAGES AND TRAVELS (có thể tải tài liệu này từ Google BooK) và cũng được cuốn sách Views of Seventeenth-Century Vietnam trích lại như vậy. Nếu không ngại xin bác cho mọi người biết bác dịch từ bản sách nào ạ. Cháu xin chân thàn cám ơn!

Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.