Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

A description of the kingdom of Tonqueen
Trường An April 14th, 2014

Bạn Trân vừa gửi cho mình 3 chương của sách này. Vì đây là một loại tài liệu quý giá mà không có bản dịch hoàn chỉnh nên mình tự đi dịch, trước là để cho mình xem.

*Gửi tấm lòng cám ơn sâu sắc đến bạn Trân vì những chữ quý hơn vàng :) *

---

Giới thiệu tác giả:

Samuel Baron là con lai của một thủy thủ người Hà Lan với một phụ nữ Bắc Hà, sinh vào khoảng giữa thế kỷ 17 ở Đông Kinh và đã sống cả quãng đời niên thiếu ở Đông Kinh - Bắc Hà (ở đây hãy gọi Thăng Long là Đông Kinh đúng như cách gọi bấy giờ). S.Baron trở về châu Âu vào 1659 và trở lại châu Á vào 1670s, đến Đông Kinh vào 1672 và làm việc cho công ty Đông Ấn Anh quốc tại đây đến 1674. S.Baron đi đi về về giữa Âu Á, đặc biệt là Bắc Hà khá nhiều trong những năm 1670s-1680s, và làm bạn với một nhà khoa học có niềm yêu thích đặc biệt với các nền văn hóa mới lạ là Robert Hooke ở London. Năm 1680, một giáo sĩ là Jean Baptiste Taverniere xuất bản một cuốn sách mô tả về Bắc Hà ở Paris, Hooke gửi cho Baron để hỏi ý kiến xem có chính xác không. Taverniere chưa bao giờ ở Bắc Hà, chỉ viết dựa vào những câu chuyện, đồn đoán và ghi chép của những tu sĩ trước đó, Baron viết chỉ ra những điểm sai của ông ta.

Cuốn sách này được S. Baron bắt đầu viết ở Việt Nam, được gửi tới nhà xuất bản ở London vào 1685. Được viết bởi một cái nhìn của người nội địa và nhiều kinh nghiệm, nhưng mục đích trước hết là để chỉ ra những lỗi sai của một cuốn sách khác, giọng điệu Baron không thiếu chỉ trích, với sự tự tin của một người hiểu biết thế nào là Bắc Hà thật sự.

Sau đó, không còn thông tin nào khác về S.Baron. Ông không nổi tiếng bằng người cha của mình, Hendrick Baron, nhân viên của công ty Đông Ấn Hà Lan, người đóng vai trò quan trọng trong quan hệ giữa Hà Lan và Bắc Hà trong những năm 1650s, được mô tả là "đã ở Đông Kinh lâu ngày và thông thạo ngôn ngữ". Trong xung đột của Bắc Hà và Nam Hà thời gian này, H.Baron đã từng có thời kỳ bị bắt giam ở Hội An. 1659, H.Baron trở lại Bắc Hà và làm việc ở đây, đi về giữa Batavia và Đông Kinh, và qua đời vào 1664.

Ghi chép của công ty Đông Ấn Hà Lan về S.Baron là "con lai Bắc Hà", S.Baron tự mô tả mình "đại loại là dân bản địa" trong ghi chép về Bắc Hà, và nói rằng mình sinh ra ở Bắc Hà. Vì thế, mẹ của S.Baron hoàn toàn có thể là người Việt.

William Dampier viết vào năm 1688 về tục phụ nữ Bắc Hà bán mình như một "người vợ tạm thời" cho các thủy thủ và thương nhân nước ngoài:

"Ngay cả khi ở với những Người lạ, họ rất trung thành, nhất là với những cuộc cư ngụ lâu và đi về thường xuyên, như người Hà Lan thường làm. Nhiều người trong bọn họ (Hà Lan), có được cơ ngơi tốt bởi những người vợ Bắc Hà của họ, do trước hết tin tưởng giao tiền và hàng cho họ. Vì trong đất nước nghèo khổ này, có lợi nhất là đi buôn, và những phụ nữ buôn bán này nếu có tiền thì sẽ tiến xa, có thể mua được lụa vào thời điểm chết trong năm."



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.