Đây là bộ trang phục phải nói rằng có lịch sử lâu đời nhất của VN. Từ một bức tượng thời Bắc thuộc, đã thấy hình dạng của bộ trang phục này:
Bộ áo này ta lại thấy tiếp tục được sử dụng ở thời Lê sơ cho đến gần hết thời Lê Trung Hưng, với vài dị bản khác biệt chủ yếu ở cổ yếm và thắt lưng (Sau này trở thành áo tứ thân). Hình này vẽ lại từ tượng mẫu thân của Mạc Đăng Dung:
Có thể thấy hình ảnh sợi dây thao buộc làm thắt lưng lặp đi lặp lại ở rất nhiều tượng và hình họa. Đây có lẽ là hình thức thắt lưng phổ biến nhất của phụ nữ thời Lê.
Một hình thức trang phục thấy khá phổ biến nữa là trang phục hầu gái (hay quan hầu trong cung). Các bức tượng "theo hầu" thường có chung một hình thức phục trang: Áo cổ tròn, có thể vạt áo dài hay ngắn, váy đơn hay xếp lớp, tay áo rộng hay hẹp... Có thể áo cổ tròn này là một dạng đặc trưng của hầu cận thời Lê?
Còn đây có thể là trang phục thường dân, được vẽ lại trong "Thế giới nhân vật đồ quyển" của Nhật Bản - năm 1714. Vẫn là dây thao, váy xếp tầng và áo ngắn.