Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

A voyage to Cochinchina – 03
Trường An November 20th, 2009

Vị chúa, kinh ngạc vì sự bạo dạn và cởi mở của viên tướng, lệnh cởi trói cho hắn ta, cho một người lính hộ tống hắn ta ra cửa Bắc. Và năm sau, cũng người đàn ông này là viên tướng trong đoàn quân bao vây Quy Nhơn

Hoàn cảnh xảy ra đã kết thúc cuộc viễn chinh, nhưng tuy nhiên, không cản được Giám mục theo đuổi ý định chính đặt lại ngôi vua ở Nam Hà, nếu còn sống, hoặc hoàng tử nhỏ, nếu cha cậu ta đã chết, lên ngôi tổ tiên mình. Ông đã đem theo vài viên chức từ Pháp, người có thể đồng tình với cách giải quyết mới. Với vài người trong bọn họ như quân tình nguyện, Giám mục cùng hoàng tử nhỏ vào một con tàu thương mại tên Cape St. Jacques, tại cửa sông dẫn vào Sài Gòn, nơi họ hy vọng có thể nghe ngóng tin tức của vị chúa. Nơi đây, họ nghe rằng, sau khi họ rời đến Pondicherry, vị chúa không may đã ở trên hoang đảo gần 2 năm, ăn rễ cây cùng các quân tướng, khi 2 kẻ nổi loạn kiệt sức vì giao tranh nung nấu không ngừng. Và những thuộc hạ trung thành rất muốn sự có mặt của vị chúa ở Đồng Nai, và một lần nữa ông đã trở về lãnh thổ của mình bằng thuyền. Rằng các hàng ngũ được tập trung về hăng hái như ý ông muốn. Rằng ông hành quân vào mà không gặp kháng cự nào ở Sài Gòn, nơi mà lực lượng phòng thủ đã được củng cố và siết chặt. Rằng khoảnh khắc mà ông về tới được đặc biệt hoan nghênh khi hai kẻ nổi loạn đóng kín trong hai vùng đất của mình, canh chừng kẻ kia tấn công. Tin tức này làm bùng lên mong chờ nơi Giám mục và con trai ngài ta, người đã gia nhập với vị chúa tại Sài Gòn vào năm 1790, đi theo là một con tàu nhỏ chở vũ khí và đạn dược. Nhưng kẻ lãnh đạo (Richerie) bị kết tội đã bán phần lớn trong chuyến hàng cho mục đích riêng, tại Malacca.

Cuộc gặp gỡ của vị chúa, Giám mục và con trai, có thể được cảm nhận nhiều hơn là miêu tả. Không mất thời gian để họ hoạch định chiến lược chiến tranh mạnh mẽ chống lại kẻ nổi dậy. Phần lớn năm đầu tiên dùng để củng cố Sài Gòn, tuyển mộ và huấn luyện quân đội, mua và đóng tàu.

Trong năm 1792, Quang Trung chết ở Huế, để lại người con trai 12 tuổi làm kế nghiệp chính quyền Bắc Hà cùng miền Thượng Nam Hà. Sự kiện này dường như làm Nguyễn Ánh thấy cần thiết hơn việc tấn công Nguyễn Nhạc - người thù ghét em trai qúa cố của mình đến mức có thể sẽ không có ý định kêu gọi sự hỗ trợ của cháu tại Huế. Sự phê chuẩn của vua China cho danh hiệu vua của Bắc Hà cho cha cậu ta đã là lý do đầu tiên cho sự thù địch giữa 2 anh em. Trong tất cả các cuộc giao tranh, Nguyễn Nhạc đều thua, và vùng đất giới hạn của ông ta được ký kết. Chẳng gì, vì thế, ông ta có thể làm ngoài làm hòa với vị vua trẻ ở Bắc Hà. Dưới ý kiến này, Giám mục mạnh mẽ thúc đẩy một cuộc viễn chinh tấn công lập tức đoàn thủy quân của Nguyễn Nhạc trong cảng Quy Nhơn. Đặc biệt khi quân đội của vùng giờ đã đáng kể cả về số lượng và trang bị, có thể đối đầu với bất kỳ đội quân nào trên chiến trường. Vị chúa chỉ có vài thuyền, trong khi thủy quân của kẻ nổi loạn là vô số - nhưng bị đóng kín trong cảng vì gió mùa, ngọn gió ưa thích ngày trước đã đưa họ vào giữa bọn chúng. Vị chúa đồng ý vào mùa xuân năm 1792, đặt cả đội thủy quân của mình dưới quyền điều khiển của 2 sĩ quan Pháp, người điều khiển 2 tàu châu Âu, tiến tới Quy Nhơn. Một qúy ông d'Ayot được nói là đã gây ra tàn phá chết chóc với những chiếc thuyền của Nam Hà, đốt cháy, nhấn chìm và hủy diệt tất cả nằm trên lối đi. Nhưng đuổi theo mục tiêu qúa xa, tàu anh ta mắc cạn. Vị chúa, chứng kiến tai nạn ấy, được kể lại là đã bình luận rằng, dù nó chắc là minh chứng cho mất mát của ông ta ngày hôm đó, nhưng nó không làm cho ông ta ngăn được niềm vui vì cơ hội nó thúc đẩy ông làm như d'Ayot. "Anh ta đã làm phần mình," ngài ta nói "Và ta không hy vọng anh ta cũng làm phần của ta."

Cuộc tấn công hoàn toàn bất ngờ với đội quân của Nguyễn Nhạc, ông ta cùng triều đình đã vào 30 dặm sâu trong đất để thưởng thức thú vui săn bắn. Trong dịp như thế, đội quân nhỏ chỉ có vài viên quan chỉ huy. Phần lớn hơn, tất nhiên, là chiến binh đang ẩn trong các bụi cây, chơi trò chơi của mình, đó thường là với những con voi lớn, những con hổ hung ác, hay những con gấu hoang - thu hẹp vòng tròn, khống chế con thú vào một điểm, rồi hoặc giết nó bằng một mũi giáo hay bắt sống nó. Tin tức của kẻ địch sớm được báo tới cho nhóm người vui vẻ này, và bờ biển đã bị bao quanh bởi quân đội, nhưng họ hỗ trợ được rất ít cho thủy quân - đã hầu như hoàn toàn bị hủy diệt. Vị chúa, vì thế, ra hiệu rút lui khi thủy triều lên, con tàu của d'Ayot chạy được. Một chiếc thuyền buồm lớn của kẻ nổi loạn, cùng một vài số khác nằm ở góc cảng, đã không tham gia hành động. Vị chúa chỉ về phía nó, tuy nhiên, không cho phép hủy diệt nó, nói rằng "Khi Nguyễn Nhạc mệt mỏi vì săn bắn, ông ta có thể giải trí bằng câu cá, ngăn cản ông ta theo đuổi thú vui trong sáng này thì ác qúa."

Mùa xuân năm sau 1793, đội tàu Anh quốc, trên đường đến China, đến thả neo ở cảng Đà Nẵng. Lúc ấy, cả vùng Đồng Nai đã thuộc về người chủ hợp pháp của nó. Chiêm, phần giữa đất nước, được nắm giữ bởi kẻ nổi loạn Nguyễn Nhạc. Và Huế, kể cả phần đảo và cảng đến Đà Nẵng, được thống trị bởi con trai của Quang Trung, cậu bé đã nói trên đóng đô triều đình tại Huế. Vì thế, không ngạc nhiên khi con tàu của chúng tôi đã gây ra báo động và nghi ngờ mà như tôi đã chứng kiến, người bạn Bồ Đào Nha Manuel Doume đã lợi dụng để chứng minh câu chuyện của mình để ông ta không bị ngăn trở cuộc buôn bán độc quyền lợi lộc mà ông ta đã từng có lúc nào đó với người bản xứ. Những người này, như sau này tỏ ra, đã ngay lập tức cho rằng chúng tôi là quân của vị vua hợp pháp, và rằng chúng tôi đến từ Sài Gòn với ý định chiếm Đà Nẵng. Và với ý nghĩ này, họ đã thực sự chuẩn bị một quân đội đáng kể cùng voi chiến ở cạnh thị trấn: phải vài ngày qua trước khi ý nghĩ này tan biến.

Nhưng trước khi tiếp tục mô tả theo cách nhìn của mình về hoạt động của chúng tôi tại đất nước này hay nhân dáng và kiểu cách của dân bản xứ, tôi sẽ tiếp tục cuộc tường thuật về tiến trình Nguyễn Ánh phục hồi vương quốc của ông, chọn lựa từ những mục chính về tính cách của con người phi thường này, người có thể được xếp như sinh ra với tài năng để cai trị thế giới; người mà hiện nay cùng sau này, xuất hiện trong mọi quốc gia, với vẻ chói lọi lấn át tất cả những kẻ đồng hương tầm thường khác. Nên báo cho người đọc của tôi một phần đáng kể của bức tranh tôi đưa ra, và những gì tiếp theo, là tóm lược của bản hồi ký của Laurent Barizy, một viên sĩ quan Pháp thông minh điều khiển một chiếc tàu trong quân đội của vị vương này. Khi phần đầu đã trùng khớp với những gì chúng tôi nghe được ở cảng Đà Nẵng, thông qua phiên dịch của chúng tôi, từ một thư ký người China làm việc trong triều tại đó, và từ những người truyền giáo khác nhau quanh đó, tôi không ngần ngại tin vào phần sau. Những sự kiện này đã được, tất nhiên, chứng minh bởi 2 người Anh quốc đến Sài Gòn vào năm 1799 và 1800.

Kẻ nổi loạn Nguyễn Nhạc không tồn tại lâu sau khi đội thủy quân bị hủy diệt. Ông ta chết sau khi chúng tôi rời khỏi Đà Nẵng, đứt mạch máu não, một nguồn tin nói, có thể vì buồn giận trước thành công của vị chúa hợp pháp. Nhưng bản báo cáo khác nói sự điên cuồng không thể khống chế nổi nữa và ông ta đã bị đầu độc. Con trai ông ta nối nghiệp, thừa kế tất cả những tài sản mà không có tài năng của cha mình. Tàn nhẫn, dối trá, thù oán, ai cũng ghét anh ta. Nguyễn Ánh, vào năm 1796, quyết định tấn công thủ phủ anh ta. Kẻ nổi loạn trẻ có thể đem được đội quân chống lại gồm 10 vạn người, nhưng vị chúa đánh tan tác nó bằng đội quân kém hơn hẳn, và chiếm Quy Nhơn. Trong dịp này đã có một việc phi thường chứng minh sự cao thượng của Nguyễn Ánh. Khi quân trong thành đầu hàng, vị chúa, đã kiệt sức cả ngày vì súng gươm trong trận chiến, ném mình lên kiệu đưa vào thành. Ở cửa thành trong, ông bị nhắm bắn từ trên thành. Những bảo vệ của ông ngay lập tức bắt giữ kẻ bắn lén, kẻ mà họ đưa đến trước vị chúa với hai tay bị trói giật ra sau. Hắn được khám phá ra là một viên tướng, có họ hàng với vua kẻ nổi loạn. Vị chúa, theo như thói quen của người China phán xét tội chết lên tội nhân, nói với hắn ta rằng thay vì lệnh chém đầu - mà hắn rất đáng phải nhận - ông sẽ cho phép hắn ta, dựa vào địa vị của hắn, lựa chọn hình phạt cho mình đã được đưa ra lúc đó: một chén thuốc độc, một dải lụa, và một con dao. "Nếu ông không e ngại tôi," viên tướng nổi loạn nói "Ông đã ngay lập tức lệnh thả tôi, và, khi tôi đã thề không bao giờ sống dưới sự bảo vệ của ông hoặc vâng lời ông, nếu ông dám làm theo yêu cầu của tôi, tôi sẽ ngay lập tức trở về Huế, nơi mà địa vị và thân phận của tôi cho phép tôi quyền chỉ huy một đội quân. Lãnh đạo họ, tôi sẽ tự hào trở về đây gặp ông." Vị chúa, kinh ngạc vì sự bạo dạn và cởi mở của viên tướng, lệnh cởi trói cho hắn ta, cho một người lính hộ tống hắn ta ra cửa Bắc. Và năm sau, cũng người đàn ông này là viên tướng trong đoàn quân bao vây Quy Nhơn, nơi hắn mất mạng. Con trai Nguyễn Nhạc hoàn toàn bị thay thế, và cả vùng đất, cho đến cảng Đà Nẵng, quy phục quân đội của vương triều hợp pháp. Kẻ nổi loạn trẻ còn lại ở Huế, tuy nhiên, vẫn còn sở hữu Bắc Hà. Để chống lại, Nguyễn Ánh đã xây dựng một quân đội đáng sợ vào năm 1800. Dù không có nguồn tin xác đáng nào đến Anh vào khoảng thời gian này, có những cơ sở để tin rằng ông ta đã lấy lại cả đất nước.



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.