Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

Pháo hoa
Trường An December 3rd, 2017

Hôm nay mới đi coi tập cuối của Tiểu thời đại (Nói thật thì do chỉ chịu đựng nổi đến phần 2 của phin, phần 3 chả biết là trò mèo gì). Nói chung xem phin trong trạng thái rất mơ ngủ và tua khẩn trương, đặc biệt những đoạn dính đến DM - trời ơiiii cái giọng bạn này mỗi lần nghe là nổi da gà. Giọng Tạ Y Lâm uốn éo do nhân vật nó vậy nghe còn tức cười, còn cái giọng bạn DM kết hợp với cách diễn của bạn làm em Lâm Tiêu trong truyện đã hơi khó chịu rồi vào phin còn khó ưa gấp trăm lần.

Thì nói chung kết quả của công cuộc lướt lướt lướt qua 1 nồi máo chó với kiểu "cái gì cũng muốn thêm vào" thì rốt cuộc cái mềnh nhớ chỉ là cảnh pháo hoa rực rỡ làm nền cho tựa phin lúc vào, cùng với bài hát "chúng ta đã lang thang khắp chốn" gì đó cuối phin. Cũng y chang như lúc đọc truyện, phần lớn đọc vì văn phong của QKM và... cách chởi nhao của đám người này, đọng lại cuối cùng chỉ là cái kết "bùm, tất cả chết hết". =))

Nhưng chỉ 2 cảnh đó cũng tạo được thứ cảm xúc (tương đối) mạnh mẽ. Tự dưng, chúng nó khiến cái nồi máu chó trong phần lớn thời gian còn lại cũng... giống như pháo hoa, cái rực rỡ choáng váng liên tiếp nổ bùng lên, đợt này nối tiếp đợt khác, rồi khi tất cả đã tan đi thì người ta không còn nhớ nổi mình đã thấy cái gì, chỉ còn là cảm giác "chúng ta đã đi lang thang khắp chốn"...

Nếu ẩn ý của QKM quả thật là như vậy, thì toàn bộ nồi máu chó này vốn là 1 tấn kịch nổ bùng như pháo hoa, hoa lệ kịch tính phi lý đến tận cùng bày trên bầu trời của 1 "tiểu thời đại". Phong cách này tự dưng làm nhớ tới phong cách dựng phim tương tự của 1 tác giả văn học mạng khác là Hàn Hàn.

Có người bẩu chắc thời thiếu niên của mềnh cũng máu tró nên mới cảm nhận được nồi máo tró của Thừa phong phá lãng. =)) Nô nồ, thật ra mềnh đang có cảm tưởng rằng 1 số tác giả mạng TQ đang xây dựng 1 trường phái phong cách mới, chắc gần gần với black comedy - Nếu đặt tên thì chắc mình gọi phong cách này là "Pháo hoa thời không". Kiểu chừng mấy chục năm sau, bạn ngồi chém gió về thanh xuân oanh liệt, nữ thì cho "cuộc tình mê đắm" của mình thành lung linh trăm màu dù thực tế đứa bạn bên bảo "mày nhạt như nước hến", nam thì sang sảng nói về những cuộc phiêu lưu diệt gian trừ bạo của mình (dù đứa bạn bảo mày ếu khác gì Chaien). Nói chung, mọi tình cảm thời thanh xuân đều đã bị phóng đại trực tiếp trong thời điểm đó, khiến "thế giới" trong mắt bạn so với người khác đã khác nhau lắm rồi - Và nó còn được thời gian đẩy ra xa, được chính bạn tô vẽ thêm đủ thứ màu sắc, biến thành thứ "pháo hoa thời không" mà dù ai cũng thừa biết nó máu tró chả có tí logic lý luận thực tế vũ trụ nào, nhưng ngược đời thì ai cũng cảm thấy có đôi chút đồng cảm. =))

Cuối cùng thì khi 4 bạn kia cất tiếng hát "tình bạn lâu dài" gì đó, tự dưng lại nghĩ đến "đám cháy" của QKM chính là sự hủy hoại của quá khứ, những gì tưởng có thể trường tồn mãi mãi, vượt qua bao phong ba bão táp rồi lại mất đi - Khi kể lại, người ta có khi bịa ra "1 đám cháy chết hết" thay vì nghĩ đến lý do hoàn cảnh. Phim ảnh hay các sản phẩm tưởng tượng lúc này như 1 cái bong bóng 7 màu để người ta mặc sức tô vẽ giấc mộng của mình, rồi cũng dễ dàng làm vỡ nó. Trong chớp mắt, dường như "tận thức" được cái thế giới nằm trong bóng đèn, kết tinh từ những cảm xúc vờ vĩnh của diễn viên, chả có cái gì là thật cả. =))

Cái gọi là "phim thanh xuân" có lẽ nó cũng là như thế này, nhưng thay vì làm 1 đống tình tiết máo tró mà còn cố "thực tế học đường", 1 số người như QKM hay HH sẵn sàng dựng xây 1 "giấc mộng pháo hoa" nơi mà mọi thứ đều đẩy đến mức cực cùng.

Ờ thì trong thực tế người ta xa nhau có thể chẳng vì 1 đám cháy nào cả, cô tiểu thư sang chảnh kia chả bao giờ nhìn xuống mình, cũng như các "hiệp sĩ" thực ra giống Chaien, và cô bạn nhà bên vừa chẳng yêu mình lại càng chẳng tự tử vì mình đâu. Nhưng người ta xem pháo hoa chẳng phải vì nó đẹp đó sao?

Người ta vốn chỉ muốn kể giấc mộng giấu kín nơi thành thị phồn hoa Thượng Hải, hay trong 1 thị trấn nhỏ vô danh, bằng 1 phong cách mà phần lớn người chừng vài chục năm sau sẽ vừa ngồi vỗ đùi vừa kể cho con cháu nghe "Ôi ngày xưa ông bà yêu nhao oanh liệt nhắm". (Không viết tự truyện là đã có lương tâm lắm rồi. =)) )

Tự dưng nghĩ đến đoạn thơ Hồng lâu mộng mà QKM trích dẫn trong sách. Trong nền văn hóa ngàn đời coi "đời là mộng", các nhà văn trưởng thành từ 1 "không gian ảo" lại dường như có ý thức đẩy khía cạnh này đến mức cực cùng.

Đến đây lại nghĩ đến cái kết của Thất Nguyệt và An Sinh, thật ra cũng man mác cùng 1 ý thức như này - Thời không và cuộc sống giữa 2 thế giới, Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp. Hay xa xưa hơn, chính là Chân Giả Bảo Ngọc lẫy lừng. Ở đất nước có cùng nền văn hóa như Nhật Bản thì từ lâu đã có dạng phim khai thác "hiện thực trong nhiều ý thức" kiểu như này rồi, nhưng nó không có chiều hướng "phóng đại" tận cùng như này.

Cái phong cách này hiện thời mới được khai thác trong mỗi phim thanh xuân, ờ nhưng hông xao, các bạn cũng còn trỏe mà.



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.