Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

Journal from India to Cochinchina II – 01
Trường An in "Journal Cochinchina" May 2nd, 2014

Dáng vẻ của người Việt Nam - Tiến bộ của những ngành kỹ nghệ ích lợi - Ngôn ngữ - Trang phục - Tính cách - Chính quyền - Lực lượng quân đội - Thu nhập - Luật pháp - Tôn giáo


Về dáng vẻ, dòng giống An Nam - cái tên này bao gồm cả Nam Kỳ và Bắc Kỳ vì có rất ít sự khác biệt giữa họ - thấp béo lùn, và không có duyên. Dáng vóc họ có thể thấp hơn bất kỳ giống người nào ở vùng Trung Á. Xương cốt của họ mạnh mẽ và cấu tạo tốt, bọn họ đều năng động và dày dạn. Về đường nét, họ gần giống với người Mã Lai hơn các giống dân khác, nhưng không có biểu cảm hung ác. Trái ngược lại, vẻ mặt của họ phô bày một không khí vui vẻ và hài hước. Với chúng tôi, phụ nữ của họ trắng hơn và đẹp hơn đàn ông đến một mức độ đáng kể. Bàn tay, bàn chân, cẳng chân của họ cấu tạo tốt, và dáng đi của họ - ngay cả những người tầng lớp thấp - cũng thanh lịch.

Sự tiến bộ mà người Nam Kỳ và Bắc Kỳ - đặc biệt là người sau - đạt được trong những ngành kỹ nghệ ích lợi, mặc dù vừa phải, chắc chắn là vượt trên những gì người Xiêm - bao gồm dân đảo Đông Ấn, và tất nhiên là cả dân nhập cư Đông Á như người Hindu, TQ, Nhật Bản - làm được. Trong việc này, cũng như các vấn đề khác, họ là những người bắt chước khiêm tốn xa cách của người Trung Hoa. Họ làm ra vải bông với số lượng lớn và chất lượng tốt, và từ những nguyên liệu này, họ cắt may - đặc biệt là ở Bắc Kỳ - những trang phục dai bền tồi tàn có giá rất rẻ, không dễ dàng để thay thế nó khi giới thiệu những vật phẩm châu Âu phẩm chất tốt hơn. Họ không sản xuất ra vải bông tốt và cả chủng loại gần gần với nó, và họ cũng không thèm biết đến nghệ thuật in ấn trên vải. Tất nhiên, quần áo nhiều màu không được họ dùng để phục trang, và nói chung cũng xung khắc với sở thích của họ. Ngành nghề mà họ đạt được thành tựu cao nhất là nuôi tằm và dệt lụa từ nó, nhưng cả tơ sống và vải lụa của VN đều kém hơn rất nhiều so với của TQ. Trong quá trình giao thương trước đây của chúng tôi và Bắc Kỳ, họ thích thú trước danh tiếng đồ sành của họ đạt được và kỹ thuật của họ trong chế tạo đồ gỗ sơn. Trong cuốn Lịch sử Bắc Kỳ của Abbe Richard, những ghi chép phong phú nhưng không khoa học có nói về một loại cây phục vụ cho công việc này, cũng như quá trình chuẩn bị sản xuất nó. Cây này được trồng để khuất khẩu đến TQ hoặc dùng trong nước. Đồ sành sứ chất lượng thấp nhất có giá từ 10 đến 12 quan một tạ, và đồ tốt nhất giá từ 22 tới 23. Ngành sản xuất đồ gỗ sơn vẫn còn được tiếp tục mở rộng ở Bắc Kỳ. Chủng loại trung bình thì rẻ và nhiều loại dụng cụ đồ dùng nói chung. Có một loại hàng gỗ sơn đắt tiền được khảm bằng vỏ trai ngọc hay trang trí bằng vàng hay cả hai, được dùng bởi người ở đẳng cấp cao, như hộp trầu thuốc và tương tự. Thể loại này lộng lẫy và đẹp hơn của Nhật Bản, chúng tôi đã được ngắm nhìn vài sản phẩm ở Huế.

Chắc chắn không cần phải nói là ngành luyện kim và rèn đúc sản phẩm kim loại có ích và quý giá đã được người VN và TQ biết tới từ lâu. Trong những ngành kỹ nghệ liên quan, họ đã tỏ ra là có một kỹ thuật tiến bộ hơn nhiều so với kỹ thuật thông thường hay được nói tới của giống dân bán man rợ. Khẩu pháo đồng đẹp đẽ trong kho vũ khí của Huế là một sản phẩm đặc biệt khác thường của kỹ thuật này. Năm 1823, khi làm Lãnh sự ở Singapore, tôi đã tặng cho quan Tượng binh - được phê chuẩn bởi Tướng Tổng trấn - một khẩu pháo xoay hai nòng được làm cực kỳ tốt của Anh, nó được gửi từ Đà Nẵng tới Huế bởi một quý ông người Anh đáng tin cậy. Kết quả sau một đêm nó đã được trả lại, cùng với một khẩu pháo xoay 2 nòng khác được làm trong thời gian ngắn như thế tại xưởng vũ khí của nhà vua. Sự bắt chước phải nói là quá hoàn hảo, khó có thể phân biệt được đồ mẫu và đồ làm theo từ cái nhìn đầu tiên. Hiệu quả này không chỉ cho thấy chứng cứ cho sự thông minh của người VN mà còn cho cả sự kiêu ngạo của người VN; mục đích chính của hành động này cho thấy rằng người VN không lệ thuộc vào bất cứ quốc gia nào cho bất cứ thứ gì. Nhưng sự thật là, đồ bắt chước chỉ giống về bề ngoài hơn là trong thực tế, khi nghệ nhân người VN không biết cách tôi luyện sắt thép, họ thật sự không có khả năng sản xuất một cái cò súng hữu hiệu, và vì thế, với tài khéo bắt chước của mình, họ phải phụ thuộc hoàn toàn vào nước Pháp để cung cấp súng tay.

Ngôn ngữ của An Nam - hay là của cư dân sống tại Nam Kỳ và Bắc Kỳ vì không có nhiều khác biệt giữa họ ngoại trừ vài khác biệt về phát âm vặt vãnh lúc này lúc khác, là ngôn ngữ đơn âm, cấu trúc và từ ngữ nói chung tương tự một số phương âm của TQ. Trộn lẫn và nghèo nàn trong chuyển điệu, người nước ngoài có thể học nó, ngoại trừ phần phát âm. Phần này là vấn đề cực kỳ khó khăn hầu như không thể vượt qua, mặc dù quan trọng hơn so với các ngôn ngữ khác. Người Nam Kỳ và Bắc Kỳ không có tài liệu sách vở cũng như chữ viết của mình, sách vở của họ hoàn toàn lấy của TQ - những người mà họ xem như hướng đạo của mình. Khi viết chữ TQ, mặc dù những phần cơ bản vẫn giữ nguyên, họ có một số thay đổi đáng kể trong việc kết hợp chúng. Trong việc này, dù người VN không có khó khăn nào trong việc diễn giải một văn bản TQ, một thư sinh TQ thì phải cần vài luyện tập trước khi đọc được văn bản của VN. Một cuốn từ điển về ngôn ngữ An Nam trước đây đã được làm bởi cha Alexander De Rhodes, một trong những sứ thần đầu tiên ở VN, giải nghĩa nó bằng tiếng Latinh; nhưng cuốn từ điển chính xác hơn vượt bậc được làm bởi cha Bá Đa Lộc, giải nghĩa bằng tiếng Pháp, thường được dùng giữa những người Pháp phiêu lưu sau cuộc nổi dậy vừa rồi.

Trang phục của cả hai giới đã trở thành - và giống như - trang phục của TQ trước khi người TQ bị chinh phục và ăn mặc theo kiểu dáng kỳ quái của những kẻ thống trị người Tartar. Trang phục của cả 2 giới gần giống nhau. Ở phần dưới của cơ thể gồm có một cái quần rộng, buộc quanh eo bằng một cái thắt lưng. Phần chính của trang phục bao gồm 2 hay nhiều hơn nữa áo dài rộng chạm tới nửa đùi. Những cái áo này, theo phong tục của người phương Đông đồng loạt không dứt, buộc về phía bên phải, cài bằng 5 cái nút và chừng đó dây buộc. Tay áo rộng, với những người không phải lao động nặng, họ thả cả foot hay 1,5 foot tay áo ngoài đầu ngón tay; nhưng tầng lớp dưới, vì cần thiết, mặc áo tay ngắn hơn.

Với phụ nữ, áo dài phía trong chạm tới dưới đầu gối, và áo ngoài tới mắt cá chân. Khi một người đàn ông VN ăn mặc đầy đủ trong những dịp đi thăm viếng hay thực hiện các nghi thức tôn giáo, ông ta sẽ choàng bên ngoài áo dài đã nói một áo choàng lụa rộng dài tới mắt cá. Tóc trên đầu để dài và quấn lên thành búi sau đầu, như kiểu của người TQ trước khi thời trang ngớ ngẩn hiện tại bị kẻ thống trị Tartar áp đặt lên họ. Cả 2 giới đều đội khăn, họ mang với rất nhiều sự trang nhã. Hình dạng của thể loại phục trang này được quyết định trước, phân biệt thường dân với quan lính. Tầng lớp thấp, ngoại trừ lúc ăn diện, hiếm khi đội khăn. Khi ra ngoài, cả 2 giới đều đội nón bện từ rơm, đường kính không nhỏ hơn 2 feet, cột dưới cằm. Những cái nón này, đôi lúc có hình chậu lật ngược, đôi lúc tương tự cái bánh đường, mặc dù có hình dạng kỳ cục, nó hiệu quả ngăn cản nắng mưa. Vật liệu để làm trang phục thường từ lụa và vải bông. Lụa thường được dùng hơn bất cứ nơi nào khác mà tôi từng thấy. Áo dài trong thường được làm từ vải bông hay một loại hàng nội địa nào đó, luôn không được chuội trắng; nên theo nghĩa đen, không có lấy một mảnh giẻ trắng trong đất nước này. Áo dài bên ngoài và áo choàng, ở tầng lớp trên, luôn làm bằng lụa, hay vải sa hoa thường được sản xuất ở TQ. Đẳng cấp này mặc quần làm từ lụa trơn hay nhiễu đen may nội địa. Khăn đội bằng nhiễu, luôn màu đen hoặc xanh, thường là màu đen và cũng được làm tại nhà. Tầng lớp thấp thường mặc vải bông, nhưng ngay cả trong tầng lớp này, đồ lụa cũng không khó thấy. Trang phục vải bông của họ thường được nhuộm màu nâu tối như da thuộc. Màu của chúng được làm từ loại rễ củ mà tôi đã nói ở chỗ khác. Trang sức bằng kim loại quý hay ngọc quý không có vẻ chung nhất. Trong vài dịp, phụ nữ mang vòng tay và vòng cổ bằng vàng. Những loại ngọc quý thường dùng là ngọc trai, hổ phách lấy từ Vân Nam. Phụ nữ thường đeo hoa tai, và giữ tóc bằng trâm cài được trang trí đầu bằng vàng. Đàn ông ở mọi giai cấp và phụ nữ trên tầng lớp lao động luôn mang theo mình một cặp túi bằng lụa trong tay hay khoác qua vai. Những cái túi này đựng trầu, thuốc lá, và tiền. Phụ nữ trong tầng lớp lao động bị cấm dùng nó, và đàn ông cùng tầng lớp khi gặp một người có địa vị thì phải lấy nó khỏi vai, che nó đi như để tỏ lòng kính trọng. Những cái túi này thường được làm bằng vải bóng màu xanh, và ở đẳng cấp cao thì được trang trí lộng lẫy. Giày được người VN sử dụng là loại dép guốc không có quai buộc. Cần phải nói ở đây là thời trang phụ nữ chân nhỏ của người TQ không có ở người VN. Màu sắc của hoàng gia là màu vàng, hay ngả cam. Màu sắc của vua là màu này, nhưng màu cờ quốc gia là màu trắng. Trang phục được thêu hình rồng tượng trưng chỉ được mặc bởi vài vị quan ở cấp bậc cao nhất. Màu trắng được coi là màu tang chế và trong những dịp này chỉ được mặc vải bông. Không chỉ người để tang mặc loại chế phục này, mà cả những vật dụng của ông ta, như cáng hay kiệu và thuyền.

Hỗn hợp cau, trầu và chanh thường được người VN sử dụng. Tuy nhiên, họ không thêm catechu vào như lối của người Mã Lai và các giống dân khác ở Đông Dương; nhưng hàng xóm Chân Lạp của họ thì có - kết quả có thể bởi vì sự giao lưu lâu đời của Chân Lạp với các nước Mã Lai, mà họ vẫn tiếp tục cung cấp loại hàng này cho đến bây giờ.

Người VN cũng bị nghiện, tới một mức độ cực kỳ, với thuốc lá. Họ không chỉ nhai thuốc lá với trầu mà còn hút bằng những điếu nhỏ quấn bằng giấy. Người VN thuộc mọi tầng lớp hiếm khi được thấy mà không có một trong những thứ này trong miệng, và cuộc tụ tập của những người có địa vị thường chìm trong không khí đầy khói thuốc.




Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.