Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

N
Trường An April 18th, 2014

Giới thiệu về "Journal of an embassy from the governor-general of India to the ...,"

John Crawfurd (1783-1868) là người Scotland, làm việc cho công ty Đông Ấn Anh quốc. Ông vốn học nghề y, rồi trở thành nhà quản lý và ngoại giao tại các thuộc địa. Từ năm 1808, Crawfurd được gửi tới châu Á, đầu tiên là Mã Lai, tham chiến chống Hà Lan ở Indonesia và hoạt động tại Java từ 1811 đến 1816. Sau khi Hà Lan lấy lại Java, Crawfurd trở về hoạt động cho Anh, đi lại ở vùng châu Á.

Năm 1821, Crawfurd đến Xiêm La và sau đó là Việt Nam. Cuộc gặp gỡ giữa nhà ngoại giao Anh và Xiêm La được coi là cuộc gặp quan trọng đầu tiên của Xiêm La với những nước đế quốc mạnh nhất thế giới - sau biến cố vào năm 1687. Cuộc gặp này đã đặt mối quan hệ ngoại giao giữa Anh và Xiêm La, dẫn đến việc Xiêm La trở thành đồng minh của Anh khi Anh đánh chiếm Miến Điện vào 1624. Và Hiệp định thương mại - quân sự giữa Anh và Xiêm La cũng được ký kết vào thời gian sau đó (1826).

Cuốn Journal of an Embassy to the Courts of Siam and Cochin-China, exhibiting a view of the actual State of these Kingdoms được Crawfurd xuất bản vào 1830, về những hiểu biết của ông với Xiêm La và Việt Nam trong những năm 1821-1822.

(Ở đây chỉ chuyển dịch phần nói về Việt Nam.)

---

Nói thêm về tình hình Xiêm La, Lào, Anh trong những năm này.

Hiệp định thương mại - quân sự mà Anh ký với Xiêm là hiệp định bất bình đẳng. 5 năm trước đó (1821), khi Anh quốc lần đầu gặp gỡ vua Nangklao, sự phản đối đã nổ ra khắp nơi. Và trong cuộc đụng độ đầu tiên giữa Xiêm La và thủy quân Anh, Xiêm La đã thua trận. Do đó, Xiêm bắt buộc phải trở thành đồng minh hỗ trợ cho Anh đánh chiếm Miến Điện. Xiêm phải đưa quân đội tham chiến ở Miến Điện, nhưng tướng Xiêm phá hỏng một trận đánh, khiến Anh buộc phải yêu cầu họ trở về để đỡ gây rắc rối thêm. Thấy không nắm được Xiêm, Anh bắt họ phải ký hiệp ước. Sau khi Anh đánh thắng Miến Điện vào năm 1826, Xiêm buộc phải ký thêm hiệp ước mở cửa tất cả cảng và để cho người Anh tự do ra vào. Hiệp ước này bắt đầu cho các nước khác nhảy vào, cùng bắt Xiêm ký thêm hiệp ước bất bình đẳng khác. Năm 1833, người Mỹ đến buộc Xiêm ký hiệp ước mở cửa.

Năm 1805, vua Anouvong được Xiêm thả về Lào (phần Vạn Tượng), do quá trình bị Xiêm bắt giữ làm con tin, Anouvong đã có ý định nghiêng về với VN. Năm 1824, nhân lúc Xiêm bị cuốn vào chiến tranh Miến Điện, Anouvong giữ Viêng Chăn, đánh vào Khorat ở Xiêm, tiến gần tới Bangkok. Xiêm đánh trả, Anouvong bị thua, chạy sang Việt Nam cầu cứu. Quân đội Xiêm đánh chiếm Viêng Chăn và san bằng thành thị này. Sau khi Xiêm rút đi, Anouvong trở lại Lào và bị bắt giữ, tra tấn tới chết.

Ở Chân Lạp, năm 1810, những anh em của nhà vua Chân Lạp xung đột, dẫn đến kết quả là 2 người anh em của vua Nặc Chăn chạy sang Xiêm La - trong đó có 1 người là Ang Duong (sử Việt gọi là Nặc Gion), sẽ trở thành vua Chân Lạp sau này. Nhờ có 2 hoàng thân này, Xiêm La nhiều lần tranh chấp với VN quanh ngai vàng Chân Lạp (như đã nói ở dưới). Năm 1847, Ang Duong trở thành vua Chân Lạp. Nhà vua này, trong dự tính thoát khỏi sự khống chế của Xiêm và Việt Nam, đã bí mật trở thành đồng minh với Pháp (Để rồi sau đó, khi Ang Duong qua đời, Cambodia lọt vào tay Pháp.)


Nên ở đây, ta thấy được nguyên do gần nhất cho xung đột Xiêm - Việt tại Chân Lạp là... ở Lào. Vua Lào đánh vào Xiêm, rồi lại được Việt Nam che chở. Tuy thái độ của VN trong chiến cuộc tại Lào cũng khá ngần ngừ, nhưng vì xung đột Xiêm-Lào này, khi Xiêm chiếm Viêng Chăn, vài đầu mục của Lào đã chạy về với VN, VN nhận phần đất họ dâng lập thành những tỉnh huyện Trấn Ninh, Trấn Tĩnh... Lúc này "biên giới" Xiêm và VN đã được đẩy đến sát cạnh nhau. Và xung đột lớn nhỏ đủ kiểu bắt đầu.

Có nhiều nghi ngờ rằng vua Vạn Tượng đánh Xiêm do bên VN xúi giục (dù ta bảo rằng không phải nhưng tất nhiên là người ta nghĩ thế dù phải hay không). Trong mối quan hệ chằng chịt này, nhiều lần các thủ lĩnh tại Lào, Chân Lạp dâng đất cho VN, tuy dưới danh nghĩa "trả ơn, cống nạp", "dâng tặng", thật ra là "nhờ" VN canh giữ phần đất ấy để giúp họ đánh lại Xiêm.

Nên cũng rất nhiều lần, bên VN... không "dám" nhận (Như Gia Long từng nói "Tham một miếng đất để họa ngàn đời"). Nhưng cũng phải nói, là các tướng của VN rất "gấu", hễ thấy là xúi vua nhận (ngay cả Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành vẫn xúi Gia Long nhận đất đánh Xiêm như thường). Xiêm càng ép thì VN càng gấu. Ngay trong năm 1821-1823, khi Lào và Chân Lạp muốn dâng đất, các quan đã đứng ngồi không yên bảo phải lấy đi, làm vùng đệm chống Xiêm, chứ chả lẽ để Xiêm tiến tới cửa nhà.

(Nhưng đã xui thì kiểu gì nó cũng xui. Ta không gây chiến thì cũng mang họa như không.)

---

Xem xét trên "kinh nghiệm" của Thái Lan, thì hành động "chống Pháp" là sai lầm đầu tiên của VN. '__' Thái Lan (cũng như Nhật Bản - hay ngay cả TQ) giữ được nền tự chủ tương đối của mình vì đã thể hiện sự hợp tác tối đa với người Tây. Vua Thái Lan thậm chí còn đặt ra cuộc thay đổi phong tục, xã hội nhưng hầu hết thất bại vì sự chống đối của quan dân, tuy vậy, vẫn chậm chạp đẩy Thái Lan về hướng Tây. Hơn hết, khi "bày tỏ" sự hợp tác, Thái Lan cũng tranh thủ được sự giúp đỡ của người Tây (Như trong cuộc chiến với VN, người Xiêm dùng súng của Anh, và MM phải cho người thám thính xem Anh có tham chiến hay không). Và Thái "sử dụng" người Tây để giành quyền chủ động ở Đông Nam Á, rồi khi những quốc gia châu Á khác lọt vào tay Tây, bị xà xẻo kiểu gì thì Thái vẫn còn... rất to (cái phần bị Pháp và Anh lấy dù chiếm đến 1 nửa nước Thái cổ thì vẫn là thuộc địa =.=).

Như vua Rama III nói trong di chiếu năm 1851: "Chiến tranh của ta với Miến Điện và Việt Nam đã kết thúc, chỉ còn mối đe dọa Tây phương còn lại. Chúng ta phải học sự đổi mới của họ vì lợi ích của chính chúng ta, nhưng không đến mức độ ám ảnh hay tôn thờ." - Và vua Rama IV là 1 người thân Tây nổi tiếng.

Cho nên phái "Chủ hòa" của VN chính là phái sáng suốt hơn hẳn "Chủ chiến". Kết quả của phái "chủ chiến" đại diện bởi Tôn Thất Thuyết và Hàm Nghi chính là VN rơi hẳn vào tay Pháp, mất nốt quyền tự chủ cuối cùng ở triều đình Huế. Càng (chủ động) đánh thì Pháp càng siết chặt, đập lại cho khỏi ngẩng đầu lên. Nhìn lại thì chính thành phần nhóm chủ hòa mới là những người chủ trương cải cách VN.

Vì kinh nghiệm của Thái, Nhật, TQ - và với sự "bạo động" của dân chúng dẫn đến kết quả chả ai nghe ai, trong nhà đánh nhau te tua trước khi đánh địch - mới dẫn đến kết quả thua thảm thiết.

(Ghi chú: Các tướng là thành phần rất nguy hiểm, lúc nào cũng thấy xúi đi đánh nhau. Cái tư tưởng "thà chết không hàng" này đem áp dụng rộng rãi lại cực kỳ có vấn đề. Mấy ổng chết thì chết, tự coi như "đền nợ nước", còn nước bỏ cho ai? Thêm ông vua nóng máu nữa là coi như... xong.)

Cứ chửi là "hông học hỏi nước ngoài" chứ cái kinh-nghiệm "chủ hòa", lót tay mời Tây vào rành rành đó. =))

---

Người làm chính trị, do đó, phải cực kỳ biến báo, ở cái mức độ sẵn sàng đạp đổ - tôn thờ bất cứ thứ gì, miễn là có lợi.

Từ kinh nghiệm của NB, Thái, cũng thấy bước đầu tiên để cải cách phải là sự chuyên chế càng cao càng tốt - hay ít nhất là phải có quyền khống chế, đạp bất cứ đứa nào cãi mình xuống. Có như vậy thì mới mong đi bày trò thay đổi, sửa đổi, xâm phạm tất tật thói quen, phong tục, thứ người ta tôn thờ mà không bị đạp xuống.

Thái thì dùng bạo lực chế người xưa nay, NB thì đi diệt hết phái đối lập rồi muốn làm gì thì làm. Chứ cái trò trống đánh xuôi, kèn thổi ngược chả làm được gì nên hồn hết.

(Ngay cả sự chuyên chế độc đảng cũng đã đào tạo ra tầng lớp ngoan như cún. TQ dùng "vũ khí" này để cải cách đã thành công.)



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.