Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

N
Trường An April 14th, 2014

Ghi chú của thừa sai hội thánh Paris vào tháng 10/1852:

"Năm 1833, Minh Mạng đưa ra sắc chỉ bách hại đạo lần đầu."

Vầng, vậy là chính người Công giáo thừa nhận, những hành động của MM "đàn áp" TC giáo chỉ chính thức xảy ra sau khi người TC giáo nổi loạn. Trước đó, đặc biệt khoảng từ 1826-1830, những hành động mà bọn họ cho là "bắt chẹt" như đưa giáo sĩ về kinh hay khiển trách vì tàu "lỡ" để sót mấy ông giáo sĩ lại VN đều mang tính "la làng" quá độ. (Nhập cảnh bất hợp pháp mà không bị gô cổ giao trả lại bản quốc mới lạ. =_= Còn việc đón giáo sĩ về dịch sách với dạy ngôn ngữ thì MM làm thật chứ chả đùa. =_=)

Theo ghi chép của giáo hội VN, lại thấy mâu thuẫn của LVD và MM ở đây. Người thừa sai tên Phú Hoài Nhân (quá lười để đi tra lại tên tiếng Tây của ông này) mà MM đón về Huế để dịch sách - theo ghi chép này - đã "cầu cứu" LVD và đến năm 1829 thì LVD đến Huế đưa ông ta về. "Tình cờ" sao, theo ghi chép của Đại Nam thực lục, thái độ của MM với LVD từ đó cũng thay đổi 180 độ, dù trong cuộc gặp đó, MM vẫn còn khen "LVD ngày trước ngang bướng, đến khi già lại thuần hậu".

(Có lẽ tác nhân chính vẫn là Trần Nhật Vĩnh - Nên nhớ, Trần Nhật Vĩnh ở Gia Định, trong địa bàn của LVD, trừ khi LVD tự đưa nộp TNV chứ MM cũng chả có cách nào bắt. Vậy thì án của TNV gần như là sự thật.)

Trở lại việc của người TC giáo, thật ra từ đời Gia Long đã có lệnh cấm xây thêm nhà thờ - Và hành động của MM vào khoảng 30-33 cũng chỉ nhắm vào những nhà thờ, hội đoàn lén lút thêm ra, nghĩa là vẫn còn đang thực hiện đúng pháp luật. => Cái sắc chỉ "bách hại" đầu tiên chỉ đến vào 1833, vì lý do mà ai cũng biết, và "tình cờ" sao, từ đúng kẻ mà LVD đem từ Huế về.

Nhân tiện, chả biết Hoàng Công Lý trở thành "cha vợ MM" từ hồi nào. Dòm hết danh sách vợ MM không có lấy 1 nửa cái họ Hoàng, mà dù không có ghi, không có con đi chăng nữa thì với mấy chục bà, vua cũng chả rảnh. MM mắng Hoàng Công Lý xa xả thì mắt ngơ không thèm dòm, "sáng tác" ra thêm được chức cha vợ.

Nhân nói chuyện Chân Lạp "làm phản", nguồn cơn nó cũng sâu xa lắm cơ. Sau khi vụ của Trần Nhật Vĩnh bị khui ra, không biết do đấu đá hay thừa nước đục thả câu, Nguyễn Văn Thoại tức Thoại Ngọc Hầu cũng bị tố tham nhũng cùng (Mà sau này người tố là Võ Du bị xử tội nói láo). Nhưng ở đây cũng phải nói - là quan hệ của Thoại Ngọc Hầu với nhà vua Chân Lạp (hay nói đúng hơn là cả triều đình CL) rất không tốt. Trước đó, TNH chỉ được làm bảo hộ CL 3 năm thời Gia Long rồi theo luật "hồi tị" (quan chỉ nhậm chức 3 năm và không nhậm chức ở quê) phải chuyển đi. Đến thời MM, hầu như toàn bộ cái luật "hồi tị" này không có hiệu lực ở Gia Định. Khi sư Kế làm phản ở CL đầu thời MM, MM phải cho LVD cùng các quan phía Nam về đánh dẹp. Khi đưa TNH làm chức bảo hộ, nhà vua CL phản đối, phải thuyết phục mới nghe (mà ai cũng biết là phần "phục" nhiều hơn phần "thuyết").

Khi TNH vừa chết, quan CL là con cháu Chiêu Chùy Biện (nếu nhớ Gia Long làm sao mà thu được CL thì sẽ nhớ người này :P ) chạy ra chiếm giữ Bắc Tầm Bôn, liên hệ với Xiêm và thông đồng với Nam Chưởng ở phía Bắc lúc này cũng đang ngả về với Xiêm. Năm 1830, LVD báo cáo về động tĩnh ở CL rằng chỉ có mỗi 1 ông quan bên đó là biết "đề phòng Xiêm", còn lại nếu không trông ngóng Xiêm thì cũng khoanh tay ngồi yên. Xiêm sau khi rảnh tay Miến Điện (đã bị Anh chiếm) thì đánh sang phía Đông, hết gây rối ở Lào rồi chuẩn bị đưa hoàng thân Chân Lạp về lật đổ vua (nhìn lại lý do tại sao GL thu được CL).

Sau khi TNH chết, chức bảo hộ CL thay đổi liền xoành xoạch. Ở đây lại thấy một người là Tham tri Binh bộ Bùi Đức Minh được MM cử làm bảo hộ, bác đi tiến cử của LVD - rồi sau đó chỉ mấy tháng, Bùi Đức Minh bị các quan ở CL tố làm việc nhũng nhiễu. Sau đó, quan của MM là Võ Du lại đi tố TNH tham nhũng (việc này chắc không phải MM chủ mưu, vì MM cho sứ báo với vua CL là trị tội kia rồi, bên kia mới bảo không phải, do tên Võ Du nói xạo => quay ra trị cả 2 =-=).

Lại nói, sau khi LVD chết, lại có quan ở Phủ Lật của CL trốn tiếp về Xiêm. Ta hãy nhớ, CL có kết cấu khá là giống VN thời cổ, nghĩa là các quan ở đây lĩnh phong ấp, làm chủ cả vùng. Quan trốn đi nghĩa là có nguy cơ 1 ngày nào đó cả cái vùng ấy sẽ trở cờ khi họ quay lại (Nên mới có cái nhận xét "Dân Man chỉ nghe theo lời người đầu mục"). Rồi ngay sau đó, quả nhiên người ở Bắc Tầm Bôn gọi Xiêm đến đánh Phủ Lật. Rồi ngay sau đó, thám báo được Phi Nhã Chất Tri đang gom quân chuẩn bị đánh Bắc Tầm Bôn. => Rồi đến sự kiện thành Phiên An.

Khi quân Xiêm đánh vào, có 1 điểm đặc biệt là trong nhóm quân này, ngoài người Xiêm và CL còn có người Thanh, Java và đặc biệt 1 nhóm người theo đạo do giáo sĩ ở nước Xiêm chiêu mộ.

Đến khi bình định được miền Nam, đưa vua CL trở về thì CL xảy ra nạn đói, rồi vua chết. Từ đây rắc rối còn to hơn khi vua này không có con trai, chỉ có con gái, trong khi Xiêm đang giữ mấy hoàng thân. Nhắm không giữ được, triều đình VN mới đưa các công chúa về, đặt thành Trấn Tây. Nhưng Xiêm cũng chẳng chậm, đưa ngay hoàng thân về biên giới. Rồi sự việc ở biên giới cứ thế dằng dai - Nhất là ở các địa điểm Bắc Tầm Bôn, Phủ Lật. Cho nên mới xảy ra chuyện các thủ lĩnh, quan lại, thổ mục CL "tạo phản" - bị bắt giết. Rồi tai bay vạ gió trúng công chúa CL => kích nổ cái ngòi quan trọng nhất.

Kể ra thì ngay lúc vua Nặc Chăn chết không để lại đứa con trai nào, VN đã gần như mất quyền với CL. Quan hệ với Xiêm thì đã đổ vỡ, không còn điều đình như thời Gia Long được (Nhưng kể ra thì nếu là GL chắc cũng vẫn điều đình được, vì GL toàn chơi chiêu lùi 1 bước tiến 3 bước - như lúc hất cẳng Chiêu Chủy Biện, MM không có cái sự mềm dẻo này). Khi giết Ngọc Biện, có lẽ bên VN nghĩ là vẫn còn 2 người em, nhưng quên mất là người CL đang rất chia rẽ phân tán, không hài lòng với vua, cũng lo ngại VN diệt vua của họ.

Nhưng chiến tranh chỉ là điều kiện thời gian. Nếu bảo nguyên do từ "vài ông quan lại nhũng nhiễu" thì xin lỗi, người VN chả tốt đẹp với người ngoại quốc bao giờ.

(Thứ sử được dùng để "truy tố", "đổ tội" thì chả thấy xa hơn ngọn tre được bao giờ. =____=)

---

Có ai thích đọc về trái cây thế kỷ 17 hông để mình dịch chương 3? =-=

---

Tới giờ mới xem Vương đích thịnh yến của Lục Xuyên, cảm thấy... ờ, ảnh hưởng của "lịch sử hiện đại" hơi nhiều (if you know what I mean). Xem xong đâm ra thích Hàn Tín. >_< Nhân vật rực rỡ sáng chói nhất trong thời đó phải là Hàn Tín, Hạng Vũ bại dưới tay Hàn Tín đấy chứ. Hàn Tín có lẽ đích thực là một người nội tâm đơn giản (nên mới trung thành với Lưu Bang như thế), mà con đường bỏ Sở theo Hán của Hàn cũng đơn giản vì "kẻ quý tộc chỉ thấy hào quang của riêng mình họ". Thật ra nhắm mắt cũng hiểu tại sao Lưu Bang quy tập được nhiều người như thế. Với 1 Hàn Tín từng không hề bận tâm đến giá trị bản thân, cũng không được ai nhìn thấy, thì ánh sáng kia thật quá tươi sáng. Ký ức cuối cùng của Hàn Tín (trong phim) trên đường đi tới cái chết, quá là... T__T Niềm tin đó, ánh sáng dẫn đường đó, tình cảm một thời, lý tưởng một thời, cả dục vọng của một thời, cuối cùng trở thành như thế. Hàn Tín quá mức "lý tưởng" nên mới phải bị hủy diệt. Đến bây giờ mới thấy 1 Lưu Bang được xây dựng gần gần với những gì đã nghĩ. Lưu manh nhưng không hèn kém, lỗ mãng thô hào nhưng không khờ khạo, mưu tính nhưng không hèn hạ kiểu "gian thần luồn cúi", trọng vợ chứ không sợ vợ (đã bẩu, Lã Hậu sau khi Lưu Bang chết mới dám lộng hành). (Nói chuyện ứ liên quan, lá số tương truyền của Lưu Bang là Tử Vi cư Ngọ, con người kiểu gì cũng là đế cư đế vị. Còn Hạng Vũ lại là Cơ Nguyệt Đồng Lương, con người kiểu gì cũng tiềm ẩn "cái nhân của đàn bà" - hổng biết có phải vì thế không mà anh diễn viên nào đóng vai này cũng có đôi ba phần rất là "Thái Âm".) Nói chung thì, Lục Xuyên đem phim này đi Tây chiếu, dù Tây chỉ biết lõm bõm sử thời Hán Sở thì chắc cũng hiểu đó - vì nó quá gần với sử TQ hiện-đại.

Nhưng mà điều này có điểm bất lợi là phim do đó không khai thác được điểm gì mới lạ. Nghĩ nó còn thiếu cái gì đó mà chưa biết là cái gì.

---

Theo ghi chép kia (ở dưới) thì vốn chẳng có cái định nghĩa "người Kẻ Chợ" hoặc "người Thăng Long" gì ráo - Vì người trong Kẻ Chợ vốn là người từ các làng vệ tinh xung quanh nó, đại diện cho làng đó để buôn bán trong đó. Nên trong Đại Nam thực lục có ghi một câu đại loại "Hà Nội toàn dân tứ chiếng", rồi lại có "dân cư không theo nghề nông nên tứ tán không lập sổ được". Cái bản chất của nó là "bốn phương tụ về", nó chỉ là "bản thu nhỏ" của nguyên một hệ thống làng mạc xung quanh, hầu như là cả xứ Bắc. Ngay cả tầng lớp vua quan thì cũng có phong ấp, phong điền, quê quán của mình.

Nên tính chất của nó vẫn là văn hóa làng xã (hễ nói đến cái gì là có ngay xuất xứ từ 1 làng nào đó). Kẻ Chợ nói đúng ra là... 1 cái chợ to, nơi người ta đem hàng ra bày bán.

Ờ, như vậy thì nó không giống kiểu thành thị tập trung các thương nhân mua hàng từ những nơi khác về bày bán - mà tính chất gần giống định nghĩa "nguồn" ở Nam Hà, nơi người trong các làng mạc đem hàng hóa tập trung về. Vì nhà Lê cấm người Hoa ở Thăng Long, nên không có tầng lớp thương nhân trung gian này. Những nhà buôn châu Âu cũng chỉ có thể sử dụng vợ bản địa để tìm mua vật phẩm, khi họ cũng không có quyền tìm kiếm vượt mức.



2 Responses
Lan

Bạn Ast dịch tiếp phần 3 đi :meo5:

Trường An

^^ okie

Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.