Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

01- Về Account of Tonqueen của Taverniere
Trường An in "Description Tonkin" April 14th, 2014

Về Account of Tonqueen của Taverniere

Vương quốc Tonqueen đã được khám phá bởi người Bồ Đào Nha vào khoảng 120 năm trước, và những ghi chép về nó của Padre Martin và Alexander de Rodes, cả hai đều là tu sĩ Công giáo, nói chung đều thật hơn là của Taverniere; bởi những điểm mâu thuẫn mà ta thấy trong nó có thể quy cho những biến đổi sau một quãng thời gian.

Taverniere nói về 11 hay 12 chuyến du hành đến Đông Kinh mà anh ông ta đã đi, từ Acheen, Batavia (Jakarta - Indonesia ngày nay, trong sách sử VN gọi là Tân Gia Ba) và Batam (Java - Chà Và); với sự tin tưởng vào những chuyện kể của các nhà sư Tiểu thừa hay tu sĩ mà ông ta đã gặp ở Batam, có thể giúp ông ta hoàn thành ghi chép - đầy tính hoang đường và ngớ ngẩn gớm ghiếc đến từng dòng.

Trước hết, Bắc Hà không có nhà sư Tiểu thừa hay tu sĩ để cho họ đến Batam hay Batavia, và sau đó ông ta nói, khi người Bắc Hà du hành, họ đưa vợ con theo mình - Tôi cho rằng ông ấy đang nói đến những chuyến du hành của họ trên những dòng sông ở Bắc Hà, từ làng này tới làng khác. Nhưng với những chuyến du hành ngoại quốc, tất cả bọn họ đều hoàn toàn xa lạ, trừ một vài người đại loại nghèo khó đi cùng với người nước ngoài, hoặc bị bắt buộc hay sao đó mà phải sống chung. Ông ấy nói về những người Bắc Hà tràn ngập lòng ngưỡng mộ khi ông ấy cho họ xem tấm Atlat, và một vài bản đồ đặc biệt khác về vị trí và kết cấu của thế giới, những vương quốc và thành bang, mà họ nghe như thể thế giới trên mặt trăng. Cũng như tôi chưa từng nghe có một Taverniere đã đi 11 hay 12 chuyến du hành đến Đông Kinh trên danh nghĩa của ông ấy, quá lắm thì tôi cũng chỉ nghe được, có một Taverniere làm quản lý của người Hà Lan, đã từng một lần ở Đông Kinh.

Ông ấy nói rằng anh của mình là một người can đảm và khôn ngoan, mà tôi chẳng thể nói gì được; nhưng tôi có thể nói, ông ấy đã dùng quá ít sự chân thành, và ít hơn nữa lòng trung thực, bất kể những cam kết của ông ấy, trong những mô tả về Bắc Hà. Ông ấy phóng đại số tiền khổng lồ anh mình đem theo trên chuyến du hành đó, nhưng ai cũng biết một quản lý của người Hà Lan có thể làm gì và được phép làm gì, luật buôn bán cá nhân nghiêm khắc thế nào.

Ông ấy nói đến món quà to lớn dành tặng cho vua và hoàng tử, cùng với cuộc đón tiếp long trọng và chuyện trò thân mật cùng họ; nếu đó là sự thật, tôi có thể nói rằng người Bắc Hà đã bị thoái hóa quá nhiều, dù điều đó không thể chối, với người ngoại quốc lần đầu tiên bước vào lãnh thổ của họ, đã từng, với rất nhiều sự tôn trọng, họ đã đối xử tốt hơn là trong thời điểm hiện giờ; nhưng cũng không đến mức cho phép mình chơi đùa với những kẻ ngoại quốc như đồng bạn: Vào lúc đó, họ giữ khoảng cách với tất cả người ngoại quốc, ghi nhận rất ít về họ. Hôn tay nhà vua không phải là kiểu cách của người Bắc Hà, đừng nói là cho phép người ngoại quốc làm thế. Và khi ông ấy nói tiếng Mã Lai trôi chảy, ông ấy cũng có thể nói tiếng Pháp với bọn họ - dù sao thì họ cũng chẳng hiểu đến một từ với cả hai thứ tiếng ấy. Khi ông ấy chơi đùa với những lãnh chúa, tôi tự hỏi đó là trò chơi gì đã khiến ông ấy mất hàng ngàn đồng tiền như ông ấy bảo, nhưng còn đáng ngưỡng mộ nhất - là chỉ cần một con bê và hai bình rượu Bắc Hà, sự rộng rãi hào phóng thường nhật của nhà vua này (được làm từ gạo ngâm nước), đã đủ tiếp tế cho món tiền thua cuộc to lớn của ông ta. Với sự quen thuộc của anh trai ông ấy ở triều đình đó, bài diễn văn tuyệt vời của ông ấy với những người Bắc Hà (những người chẳng ló đầu ra khỏi đất nước, thế mà ông ấy đã gặp họ ở Batam và Batavia), ông ấy tạo nền tảng cho ghi chép của mình, thật là trung thực và chính xác: Rằng ông ấy lảm nhảm càng xa, không có cách nghĩ nào khác, hơn là nói sự thật đã khiến ông ấy nhận viết tường thuật này. Tất cả trở thành những mâu thuẫn rõ ràng, loại chuyện cổ tích giả tạo, ô nhục, tất nhiên, tác giả còn hơn thế.

Tác giả của chúng ta, như tất cả người châu Âu, định nghĩa và định danh tướng lĩnh hoặc Chúa (nguyên văn: Choua), vua; vì ông ấy tự tạo vương quốc này như ý muốn của mình, góp nhặt từ những triều đình khác, ngoại trừ Trung Hoa. Tuy nhiên, đây là một sai lầm, vì họ có vua hay còn gọi là Boua, dù ông ta biểu trưng chẳng hơn một con số không, như sẽ nói đôi lần trong thường thuật này.

Ông ấy không chỉ khoác lác về những hình họa mà ông ta nói được vẽ trên cung điện, mà còn tán dương, chính xác là, thứ mà ông ấy nói là tấm bản đồ của đất nước này - mà chẳng có gì giả tạo hơn, khi so với hình họa của chúng tôi. Rõ ràng là: Câu chuyện và tiểu thuyết hoang đường được tạo ra bởi niềm vui thích chỉ khiến những kẻ khờ khạo vui thích. Hầu như tất cả những người đọc thông thái rồi sẽ thù trách ông ta đã hứa hẹn quá nhiều và sử dụng quá ít tính trung thực trong ghi chép của mình.

---

Ghi chú:

S.Baron dùng chữ bonze để chỉ những người Taverniere đã gặp, khiến người làm sách cho rằng Baron đã tự mâu thuẫn với đoạn sau này khi viết "Các Sãi, hay bonze như Taverniere gọi", cho rằng chính S.Baron đã nhầm khi đánh đồng bonze với priest. Nhưng trong trường hợp này, S.Baron hiểu mà không diễn đạt được cho người Tây phương rằng Sãi là một dạng thầy tu nửa đời nửa đạo - Mà trong trường hợp của Tarverniere phải gọi là nhà sư Tiểu thừa.




4 Responses
Phan Thế Nguyện

Cháu đã xem bản scan của tài liệu này. Bản dịch của bác rất hay. Cháu nghĩ bác nên in thành sách để những người quan tâm có tài liệu nghiên cứu.

Nguyen Phan

Cháu không hiểu vì sao bác lại để nguyên phần tiếng Anh khi dịch tiêu đề chương này như trên. Vì bác không có chú thích thêm nên cách nghĩ thông thường thì Account of Tonqueen là tên của một tài liệu viết trước đó của Tarveniere mà Samuel Baron muốn đưa ra để bàn luận (tuy nhiên trong trường hợp đó thì cụm từ này phải để trong ngoặc kép). Cháu đã tìm và đã tìm được bản scan cuốn A Collection of Several Relations& Treatises of John Batista Tarvenier (sách có trên mạng) với phần viết về xứ Bắc Hà có tên là " A NEW AND PARTICULAR RELATION OF THE KINGDOM OF TUNQUIN" không thấy tiêu đề "Account of Tonqueen". Vì vậy theo ý cháu bác nên dịch phần tiếng Anh này ra tiếng Việt. Account of smth có nhiều nghĩa nhưng ở đây hàm nghĩa: đưa thông tin về, giải thích về... Nên tên chương tạm dịch: Bàn về nững thông tin về xứ Bắc Hà của Tarverniere.
Nếu cháu có gì sai mong bác bỏ qua cho.

Nguyen Phan

Cháu xem lại lần nữa thì thấy tên chương là "Tarverniere's Account of Tonqueen animadverted on" nên tạm dịch là " Những thông tin về xứ Bắc Hà của Tarvernier bị chỉ trích"

Trường An

Xin đừng gọi mình là bác. /__\

Bản này là do bạn mình gửi phần scan từ thư viện Singapore về, tên nó là Description of the Kingdom of Tonqueen, nằm trong cuốn A collection of Voyages and Travels. Theo mình nhận thấy thì tựa đề của những bài như này thường được thay đổi không nhất định, nên mình thường tìm tên tác giả cùng vài từ khóa chứ không tìm tên sách. Mình nhớ mang máng là cũng đã từng đọc lướt qua cuốn này tên google book, hình như có ấn tượng là có vài từ được sửa. Những lần ấn bản khác nhau sẽ có vài thay đổi nhỏ là bình thường.

Về tựa đề chương thì có lẽ đúng là mình nhầm, hoặc lúc đó mình đã đọc đâu đó rằng tên sách của Taverniere là như thế. Dù sao, lúc đọc lại thì bản dịch này của mình cũng mắc khá nhiều lỗi, nhưng vì mình nghĩ để đây chỉ với tính cá nhân cho bản thân đọc nên... không sửa. :P

Anyway, nếu bạn muốn đọc bản tóm tắt thì đầu năm đi hội sách, mình đã thấy cuốn sách (nhớ mang máng) có tên là nhà Lê trong ghi chép của phương Tây hay sao đó, trong đó có lược những ý chính của cuốn này (không dịch toàn bộ vì nội dung "đâm chọt" quá nhiều). Theo "phong cách" của VN thì những cuốn như này sẽ không được xuất bản đâu =)) , nhưng nếu bạn muốn tìm phần đọc tiếp thì có lẽ mình cũng có thể gửi được cho bạn. ^^

Leave a Reply to Nguyen Phan

Click here to cancel reply.

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.