Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

Chép vụn 8
Trường An March 4th, 2014

1835-1836

MM thần tượng Lê Thánh Tông, nên ngày càng giống LTT, nhất là khoản... chém gió. (Mà chắc phàm ai thành công quá cao rồi thì cũng trở nên khinh suất đi.) (Ít ra MM còn đôi khi biết tự nhắc, dù mỗi lần bác nói kiểu đó thì cảm thấy bác có hội chứng "tâm thần phân liệt" hơi cao.) Cảm giác ngày càng độc đoán hơn, nhưng cũng có thể vì sức khỏe yếu đi.

Nguyên nhân Gia Định ưa LVD hơn MM có thể vì... GĐ giàu. Nên không hiểu nổi chính sách đo đếm từng li từng tí, đặc biệt là cấm xuất khẩu gạo, hay cấm "bắt chẹt" dân Cao Miên để khai thác thổ sản bên nớ... (Theo dư luận bên Cam thì chính LVD cũng đã có chính sách vô cùng tàn nhẫn khi đào kênh Vĩnh Tế - cái kênh này là "huyền thoại" với người Cam luôn, sau này moi ra là LVD cùng đàn em có nguyên sở khai thác bên nớ). Nói chung vì GĐ rất giàu, nên chỉ cần buông lỏng cho dân tự do làm giàu là được, mà càng giàu càng... lười, nên dân trốn lính sạch, chỉ khi nào có chiến tranh thì dân khỏi gọi cũng chạy tới. Nên dù có 1,2 ông quan tham nhũng, thì số đông vẫn vui vẻ thoải mái. Mà phải nói trong thời gian trị vì, MM hầu như tập trung hết sức cho miền Bắc, chả làm gì cho miền Nam, mà hễ cử ông quan nào đến là kẻ ấy có vấn đề. Như chuyện buôn gạo, MM mà trợ giá cho người ta bán ở VN thì chắc không phải chở đi buôn lậu, trong khi thuế ở Nam luôn cao hơn Bắc, Bắc được miễn giảm liên tục chứ Nam chả có dịp nào đòi giảm, có nghĩa đóng thuế nhiều mà chả được hưởng cái gì. => Dù không ưa LVK thì dân GĐ cũng không ưa MM.

Đến khi lấy lại được GĐ, lại bắt đầu ngăn sông cấm chợ vì sợ dân buôn lậu, rối loạn trật tự trị an... theo kiểu "không quản được thì cấm", trọng nông ức thương. Có lẽ MM được nuôi dạy bởi các quan người Bắc, lúc ở GĐ thì còn bé nên không có kinh nghiệm thực tiễn nào với nền kinh tế kiểu GĐ. (Dân Nam không thích làm quan nên đi dạy vua tương lai toàn mấy ông đồ nho miền Bắc, càng về sau càng nặng lý thuyết. MM từng bảo 1 ông người Trung là Thái học viện gì toàn người Bắc, thôi ông vào cho nó cân. Mấy cụ đồ này thì biết quái gì làm kinh tế mí lị cơ khí, MM may mà học được từ GL lúc sớm, nhưng về thương nghiệp thì cũng chả giỏi. Cơ bản là GL đã tạo lập hết rồi, chỉ cần buông cho các bến cảng hoạt động, dân yên nghiệp làm ăn là được.)

Sông đào lớn nhất ở Hưng Yên là sông Cửu An, chiều dài hiện giờ là 23,5km, huy động 6.000 người đào.

“Tục nước Chân Lạp có lệ cắt tóc để chịu tang. Nay quan Phiên phần nhiều đã nhận quan chức của triều đình, quân và dân cũng đều đã thành đội ngũ, không như tục cũ nữa." => Tục cắt tóc chịu tang của người Việt xưa. Như vậy thì những phong tục "nguyên bản" của người Việt cổ vốn rất giống với dân cư ĐN Á.


Vua ngự nhà Duyệt thị, bảo Phan Huy Thực ở bộ Lễ rằng : “Thi Đình rất khó lấy được người đỗ đệ nhất giáp (Đệ nhất giáp: tức là trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa.). Nếu không lấy thì là thiếu nhân tài, mà lấy phiếm, e không làm thoả được nguyện vọng của sĩ phu. Nghe nói: đời cựu Lê, đầu bài thi Đình rất nhiều, có người làm văn không làm đủ bài thì nhúng ướt quyển thi đi, là tại sao? Huy Thực thưa rằng: “Phép thi của đời cựu Lê, cốt lấy nhớ nhiều, nếu làm không đủ bài mà để lại e làm nhơ cho tiến sĩ cho nên nhúng ướt đi”.

=> Vậy chả có cái luật nào "không lấy trạng nguyên", chẳng qua là không có ai đủ trình độ trạng nguyên mà lấy. '__' Cả đời Nguyễn chỉ có mỗi 1 bảng nhãn thời Tự Đức, đừng nói tới trạng nguyên.

---

Sau khi hạ thành, báo cáo có 2400 biền binh "đã thu nhặt được hài cốt".

---

Đặt thêm xe “Thuỷ hoả ký tế” ở xứ Yên Yên nguồn Ô Lâu (thuộc địa phận xã Lại Bằng, huyện Hương Trà) để luyện thuốc súng. Lại sai các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đặt thêm (Quảng Nam trước có 3 nơi, nay đặt thêm 2 nơi; Quảng Ngãi trước có 2 nơi nay đặt thêm 1 nơi; Bình Định trước có 2 nơi, nay đặt thêm 2 nơi).

Nhưng chỉ việc gì hay thì vơ vào mình, việc gì dở đùn cho người, chẳng hoá làm cho thức giả cười ư?

Thổ dân Bình Thuận khởi biến. Trước đây, khi Thuận Thành đã đổi đặt làm phủ huyện, sau đó Nguyễn Văn Thừa và Nguyễn Văn Nguyên bị bắt vì việc thông đồng với giặc bị phát giác. Thuộc hạ của chúng là Cai đội Nguyễn Văn Giảng, phân tri Mai Văn Văn sợ vạ lây, liền liên kết với bọn cai, phó tổng Trúc Văn Lân, Long Văn Thiêm và Lâm Văn Bình âm mưu làm phản. Chúng đúc ấn nguỵ, đặt quan chức nguỵ (nguỵ tuân chức cũng như người Kinh gọi là mưu chủ; nguỵ tả hữu phan dung cũng như Kinh gọi là tả, hữu tướng quân; nguỵ cai đội cũng như Kinh gọi là chưởng cơ; nguỵ lâu lang cũng như Kinh gọi là tiền phong, nguỵ thứ quan, nguỵ kha nhi, cũng như Kinh gọi là đội trưởng, nguỵ kha nô cương cũng như Kinh gọi là thứ đội trưởng), dụ dỗ dân Thuộc Man hợp với thổ dân làm giặc, đông đến vài nghìn người lấn xuống các địa hạt Giang Man, Phù Trường (thuộc huyện Tuy Định), Xuân Vi, Lịch Mô (đều là tên thôn thuộc huyện Hoà Đa), cướp bóc giết chóc dân Kinh.

"Nay chuẩn cho các ấn quan ở bộ, viện và Nội các lựa lấy con em các thuộc viên, quan Kinh doãn chọn lấy học trò và nhân dân trong hạt, từ 16 tuổi trở xuống, có chút tư chất thông sáng, và hơi thông văn nghĩa kinh sử, do bộ làm danh sách tâu lên, nhà nước sẽ hậu cấp cho lương ăn để học tập ngôn ngữ văn tự các nước ngoài. Khi học tập xong, mà tài năng kiến thức có điều khả thủ, sẽ liệu cho bổ dùng”. Nhân đó vua bảo Nội các rằng: “Văn tự của Tây dương chỉ có 24 chữ cái. Hiểu được 24 chữ ấy thì những chữ khác đều do đấy mà ra, học cũng chẳng khó”.

Đổi nhà công quán Thừa Thiên làm quán Tứ dịch. Sai bộ Lễ truyền lệnh tập hợp ty Hành nhân ở Kinh và các thông ngôn theo các bộ đều đến cư trú ở quán sở  (Tứ dịch) để giảng dạy ngôn ngữ văn tự Phiên Dương (Phiên Dương: tiếng bấy giờ dùng để chỉ chung các nước Tây dương và phiên thuộc.) cho các con em thuộc viên cùng các sĩ tử và nhân dân do các nha đã tuyển lựa và liệu định khoá trình.

Bọn Lê Bá Tú ở Nội các tâu xin: “Em, cháu, con cái của các đại gia, cự tộc không được kết hôn với con trai, con gái của các vương, công”. Vua cho là phải. Dụ rằng: “Con cái các vương, công không lo không được giàu sang; nếu lại kết hôn với đại gia, cự tộc thì sau này đua nhau, gián hoặc có hạng con em không tốt, nương tựa cửa quyền, cậy thế, phạm phép, thành ra không phải cái ý triều đình thiện đãi các thân phiên. Vậy từ nay nên cấm đi. Phàm con cái, cháu các quan ở Kinh từ Tam, tứ phẩm và ở ngoài các tỉnh từ Bố, án, Lãnh binh trở lên, không được kết hôn với con cái các hoàng tử thân công. Vậy ra lệnh cho Tôn nhân phủ đem điều này ghi vào thể lệ, quy tắc để theo đó thi hành lâu dài”.



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.