Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

Chép vụn 1
Trường An February 23rd, 2014

Vùi đầu đọc sử vì đã quên gần hết. '__' Hú hú, Minh Mạng lắm chữ quá, đọc hoa cả mắt, mỗi lần đụng tới biểu chiếu dụ của bác là nổi da gà vì... dài, lại còn thích nói. TT__TT

(Nhưng mà đọc thời kỳ đầu của Minh Mạng thấy rõ là một người tình cảm, ấm áp (và thích-bao-che), còn có vẻ dễ tin người nữa cơ. Buồn cười nhất là lúc Minh Mạng nổi khùng vì Lê Chất, hỏi "tại xao hắn làm bậy bạ vậy mà hông có ai báo với ta?", quần thần thẽ thọt "người vua yêu thì ai dám chọt?". =o= Công nhận, Gia Long hơi tí là lôi người ra phạt, còn Minh Mạng ban đầu toàn kiểu dĩ hòa vi quý, cuối cùng chả ai nghe. /__\)

Ghi chép về Minh Mạng trong Thực lục:

Ban kính đeo mắt của Tây dương và lọ dầu đinh hương cho bầy tôi.

Lấy đèn đọc sách của Tây ban cho quan văn.

Cho Trấn thủ Nghệ An là Nguyễn Văn Xuân một thanh kiếm Tây chạm mạ vàng, một khẩu súng Tây chữ vàng và cho 19 người Vệ uý, Phó vệ uý Thần sách ở trấn, mỗi người một thanh kiếm Tây mạ bạc, một khẩu súng Tây chữ vàng.

Vua dụ bầy tôi rằng: “Đạo trị nước chép ở sách vở, không xem rộng xét kỹ không thể biết hết được. Nay thư viện Thanh Hoà chứa nhiều sách lạ bốn phương, bọn khanh lúc rỗi việc mà có chí đọc sách thì mượn mà xem”.

Vua dụ rằng: “Trẫm từ lúc nhỏ, nhờ sức giúp đỡ sửa chữa của khanh. Nay bọn Quân Cự là em nhỏ của trẫm, đều sinh trưởng ở nơi thâm cung, không dạy thì không thành người có đức được. Khanh nên sớm hôm khéo dẫn bảo, có lỗi thì đánh, chớ để cho thành tính kiêu căng lười biếng”. Nhân cho cái roi dạy.

Lại thấy Quảng Oai công là Quân có tính kiêu hoang, đặc mệnh Hàn lâm trực giảng là Nguyễn Công Vị riêng sung giảng quan Công phủ, hằng ngày đến dẫn bảo. Vị tâu nói: “Quảng Oai công chuyên chơi đùa mà lười học, sợ một mình thần không thể làm cho nên được”. Vua hỏi rằng : “Không có Nguyễn Khoa Thường là trưởng sử ở đấy à”? Vị đáp rằng: “Trưởng sử đối với hoàng đệ thấy thì lạy, gọi thì dạ, còn sợ gì mà học”. Vua nói rằng: “Về phận trên dưới thì vậy nhưng còn sự giúp đỡ khuyên bảo thì không thể làm hết chức trách sao?”.

Bãi thuế sân chim ở Hà Tiên. Bộ Hộ tâu dâng ngạch thuế sân chim. Vua nói: “Dân là đồng bào ta, vật là cùng sống với ta, người làm vua nên suy lòng nhân với dân kịp đến muôn vật, khiến đều thoả sống. Nay bọn tiểu dân trục lợi lấy việc đánh chim làm làm nghề nghiệp, làm hại nhiều sinh vật, lòng ta không nỡ để như thế. Vậy bãi đi”.

Rồi Thiệu chạy đến Quỳnh Động (tên xã thuộc huyện Yên Thế, Bắc Ninh). Thẩm cùng Thống quản thập cơ là Ngô Văn Vĩnh đuổi bắt được Thiệu và Lương Hoàng Hải cùng đồ đảng hơn 160 người... Khi thành thần dâng án lên, vua không nỡ giết nhiều, chỉ ra lệnh giết Thiệu và Hải cùng vài người cố phạm, còn các người khác thì rộng tha hết.

Vua nghe nói đầy tớ nhà Thái trưởng công chúa Ngọc Du cậy thế lấn người, mà chúa không cấm, mới vời con bà ấy là Khinh xa đô uý Võ Khánh đến trách rằng: “Nước có điển hình, sao mày không khuyên mẹ mày đi”. Khánh thưa rằng: “Không thể khuyên can được”. Vua bảo rằng: “Làm con thờ cha mẹ phải nên lấy lời nói dịu dàng can ngăn ở lúc việc chớm phát, để cha mẹ đừng mắc vào điều phi nghĩa, không thế thì trách nhiệm ở mày”.

Cho những cung nhân triều trước, người nào không có con thì về với người thân. Đầu là vua sai làm dãy nhà dài ở sau điện Hoàng Nhân cho cung nhân ở để đợi hết tang. Lê Văn Duyệt xin theo di mệnh của Tiên đế, ai muốn về thì cho về. Vua cho lời ấy là phải, ra lệnh cấp cho mỗi người 2 năm lương.

Chiếu rằng: “Trẫm nghe đường ngôn luận mở rộng thì nước mới trị. Cho nên cờ tiến thiện, cây gièm chê là cốt biết tình dân để thông đạo trị mà đem lời khuyên can..."

Sai bọn biện lý Nội vụ phủ là Hồ Hữu Thẩm đến Quảng Nam và Quảng Ngãi hội với dinh thần trấn thần đặt mua đường cát. Khi Hữu Thẩm về, đem việc dân vui lòng nộp cho nhà nước, tâu lên. Vua hài lòng nói rằng: “Đường cát dân không thể ăn cho khỏi đói, mặc cho khỏi rét được mà người Tây thì ưa lắm. Từ nay về sau nên mua nhiều để đổi lấy hàng hoá của Tây. Đến như thóc gạo tơ bông, vải lụa, dân ta phải nhờ đấy mà sống, thì không thể đổi được”.

Vua bảo bầy tôi rằng: “Trước Tiên đế có bảo trẫm: “Việc xây đắp Kinh thành không khỏi nhọc dân phí của, làm cho kẻ dưới ta oán. Ta cố đương lấy sự khó nhọc để rỗi cho mày, nếu có chỗ nào chưa xong, thì nhân đấy mà làm xong đi”, Tiên đế băng, chỉ một việc ấy là kinh dinh chưa xong, nay lại lở sụt, đấy là trách nhiệm nối chí noi việc của trẫm”.

Sánh tặng nguyên phi Hồ thị (tức Nhân hoàng hậu) làm Chiêu nghi, thuỵ là Thuận Đức. (Sách văn rằng: “Lễ là lẽ nên vậy, cho thuỵ để tỏ điển cổ; ơn là nghĩa ở đấy, truy phong cho trọng lễ nghi. Nay chọn được ngày lành, ban sắc rực rỡ. Nhớ tuyển thị Hồ thị, dòng dõi trâm anh, dáng như (ngọc) uyển (ngọc) diễm. Trang nghiêm nhàn nhã, giữ khuê nghi không hề vội vàng; thuần thục nêu gương, từ tiềm để còn lưu tiếng tốt. Sinh con trai đương được yêu quý, giấc nam kha lại chợt tỉnh ngay. Vội đã từ trần; vô cùng thương xót. Vậy đặc sai sứ thần mang sách bạc, tặng làm Chiêu nghi, thuỵ là Thuận Đức. Mong rằng nhận lấy huy chương và kính tuân sủng mệnh, để được an ủi đức tốt quỳnh dao và hưởng lâu dài cổn hoa vinh hiển”.

Ngày Nhâm Thân, trú chân ở hành cung Suối Sa ở Nghệ An, bỗng gặp bão, mưa to như trút. Đêm, vua dậy thấy thị thần đều ướt át rét mướt, tự mình rót rượu và lấy thuốc viên đem cho. Lại sai sở tại lấy củi than cấp cho các quân đốt sưởi chống rét. Thưởng bạc tiền cho quan quân trực đêm theo bậc khác nhau.



Và các ghi chép linh tinh.

"Sắc từ nay, hoàng thái tử và các hoàng tử hoàng tôn tước công vào hầu, từ các cửa hoàng thành trở vào trong: hành nghi của hoàng thái tử thì cáng một cái, lọng hai cái, gươm ba cái, hành nghi các tước công thì cáng, lọng, gươm, mỗi thứ một cái, đều đến ngoài cửa Hưng Khánh thì dừng; hoàng nữ và vợ thiếp các tước công chỉ được đi các cửa Hiển Nhân, Chương Đức, Củng Thần, hành nghi thì dùng kiệu, lọng đều một cái, đến ngoài cửa Lý Thuận thì dừng."

=> Nam đi cáng, nữ đi kiệu.

Đồng phục Thái học viện: "Chọn những con em tuổi nhỏ tuấn tú trong tôn thất là bọn Tôn Thất Chào 60 người vào nhà Thái học đọc sách, cấp cho lương tháng và ban cho áo mũ. (Mũ tứ phương bình đính đều một cỗ, áo sa hoa màu bảo lam trong lót vải trắng, kiểu tràng vạt, một chiếc xiêm bằng trừu màu lam một bức, đai đỏ và hia tất đủ bộ)."

"Trước đây Duyệt sai thuộc hạ Nguyễn Văn Độ cưỡi thuyền cùng Phan Đạt đi các nước Xích Mao trở ra ngoài tìm mua vũ khí, bị gió thuyền dạt ra trấn Đào Oai thuộc nước Miến Điện."

Về ngoại thương, kinh tế:

(1818) "Hạ lệnh cho Gia Định và Bắc Thành từ nay tiền ba lễ của thuyền buôn nước ngoài và tiền cai tàu đều đem chứa ở kho thành, hằng năm đến tháng cuối mùa đông đem sớ dâng lên, rồi xuất tiền ở kho Kinh chia cho các quan. (Tiền tễ cai tàu, hằng năm thu vào có khi đến hơn 8,9 nghìn quan; năm Gia Long thứ 4 [1805] chia làm 10 thành, cho riêng văn ban và võ ban 1 thành, quan cai tàu 2 thành, còn 6 thành thì chia cho hoàng tử, hoàng nữ, hoàng tôn, tả hữu cung tần, cho đến các quan văn võ lớn nhỏ trong ngoài, trường đà, công tính, người giám tự họ Lê họ Trịnh, gồm 10 bậc. Năm thứ 5 thì chia làm 10 thành, lấy 1 thành cho riêng quan cai tàu, còn 9 thành cứ theo bậc mà chia cho, về sau ghi làm lệ mãi mãi; hằng năm đến tháng cuối đông hai thành nộp tiền về Kinh. Đến đây mới ra lệnh để trữ ở thành, mà lấy tiền ở kho Kinh chia cấp).

(Ba lễ: Lễ dâng hoàng thái hậu, lễ dâng vua, lễ dâng hoàng thái tử.)"

(Cuối năm 1820) "Bộ Hộ tâu dâng sách hội kê đinh điền tiền gạo vàng bạc năm nay: số đinh hơn 620.240 người; ruộng 3.076.300 mẫu, và hơn 26.750 khoảnh; tiền hơn 1.925.920 quan; thóc hơn 2.266.650 hộc; vàng hơn 580 lạng; bạc hơn 12.040 lạng.

Bộ Binh tâu dâng nhân số năm nay về binh ngạch, quan lại trong ngoài, các sắc binh tượng cùng các hạng binh tính, biệt nạp, tạp lưu, gồm hơn 204.220 người có lẻ."

(1823) "Quản Tào chính là Lê Bá Phẩm và Phạm Văn Tường dâng bản sách hội kê tiền bạc thuế thuyền tàu các địa phương về ba năm Kỷ mão, Canh thìn, Tân tỵ. (Năm Kỷ mão, thuyền tàu 3.148 chiếc, nộp thuế ban và thuế cảng, bạc đĩnh hạng 10 lạng là 66 đĩnh, hạng 1 lạng là 1.721 đĩnh, tiền hơn 2.430 quan. Năm Canh thìn, thuyền tàu 3.246 chiếc, nộp thuế ban và thuế cảng cùng thuế Hạ Châu, bạc đĩnh hạng 10 lạng là 92 đĩnh, hạng 1 lạng là 1.297 đĩnh, tiền hơn 28.800 quan. Năm Tân tỵ, thuyền tàu 3.190 chiếc, nộp thuế ban và thuế cảng cùng thuế Hạ Châu, bạc đĩnh hạng 10 lạng là 83 đĩnh, hạng 1 lạng là 509 đĩnh, bạc phiến 2 phiến, tiền hơn 32.470 quan)."

"Có người Phú Lãng Sa dâng quốc thư và sản vật địa phương (gương to) cùng đến với Thắng, đậu thuyền ở Đà Nẵng. Đem dịch thư ra thì là xin thông thương. Vua giao đình thần bàn, rồi hạ lệnh cho ty Thương bạc đưa thư trả lời nhận cho, và biếu nhiều phẩm vật (100 cân da voi, 30 cân da dê, 10 tấm da hổ, 100 tấm da trâu, 500 tấm da hươu, 200 tấm sa nam, 200 tấm the nam, 100 tấm lụa Cao Bộ, đường phèn, đường phổi mỗi thứ 1.000 cân, 10.000 cân đường cát, 2 cây ngà voi, 2 cỗ sừng tê), giao cho người ấy mang về nước."

=> Tiền thu từ thuyền buôn mỗi năm bằng 1/5 tài sản cả nước, chưa kể mấy loại thuế lẻ tẻ khác thuyền buôn phải nộp, cộng lại chắc bằng 1/4. 'o' Thuế đầu nguồn, thuế chợ búa, thuế sản vật, thuế đất đai... cộng vào thêm nữa thì... (Mà mấy năm này Gia Định thất thu vì bị dịch đậu mùa, lũ lụt rồi đó.)


“Nay việc lớn của thiên hạ đã định rồi. Ta cũng sắp chết, không nói gì, chỉ có một việc là ngày sau phải cẩn thận, chớ nên gây hấn ngoài biên”.



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.