Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

A voyage to Cochinchina – 02
Trường An November 19th, 2009

Nhà vua Xiêm La, dường như, đã đàm phán với mẹ của Nguyễn Ánh, trong khi ông đang ở chiến trận, sẽ lấy chị của ông ta làm phi tần - Một lời cầu hôn mà nàng ta đã khinh bạc từ chối. Nhưng bị cuốn hút tuyệt đối bởi nhan sắc của nàng ta, Xiêm vương quyết định chiếm lấy nàng bằng bất cứ giá nào. Trong đó có cả ý định chia ngai vàng cho nàng, và nàng tiếp tục từ chối.

(Tiếp theo)

Trong thời gian cuộc nổi loạn xảy ra ở Nam Hà, khi ba anh em khiến cho vị chúa và hoàng tộc cùng các quan lại, những người lọt vào tay họ, bị giết chết, họ đã đứng cạnh triều đình Pháp dưới cái tên Adran - người mà trong vô số bài viết cho Lettres Edifiantes et curieuses, đã tự gọi mình là Apostolic Vicar của Nam Hà. Viên giáo sĩ này gắn kết chặt chẽ với hoàng tộc mà có vẻ như họ đối với ông ta cực kỳ tôn kính, quý trọng. Thay vì ngược đãi nhóm dân Công giáo nhỏ bé trong đất nước, vị chúa đã cho họ sự bảo vệ của chính ngài ta. Và ngài ta tỏ ra rất ít nguy hiểm đối với người mang một tôn giáo hoàn toàn khác, cũng chẳng ngại ngần đặt con trai duy nhất và người kế vị dưới sự dạy dỗ của ông ta. Adran, trong những cuộc nổi loạn đầu tiên, đã nhận thấy rằng hy vọng duy nhất để giữ an toàn cho mình và đồng đạo là tham gia vào trận chiến. Vị chúa đã bị cuốn vào chiến trận, nhưng vương hậu, công tử nhỏ và một người chị của vị chúa, được ông giáo sĩ giúp đỡ, đã trốn thoát. Trong đêm, họ trốn đến một nơi an toàn cách khá xa thủ phủ, ẩn vào rừng. Nơi đây, trong vài tháng, vị chúa trẻ của Nam Hà, như vua Charles, giấu mình và gia đình bất hạnh dưới những tán cây, không phải sồi mà là banyan hay fig. Ở đây, họ được tiếp tế mỗi ngày bởi một vị giáo sĩ Công giáo có tên là Paul, người đem thức ăn đến cho họ bằng chính mạng sống của mình. Cho đến khi đội quân rút đi.

Ngay sau khi kẻ thù rút lui, những người bất hạnh quay trở lại Sài Gòn, nơi người dân tập trung quanh vị chúa của họ, người mà họ tôn là chúa Nam Hà. Lúc ấy, có một tàu chiến ở Nam Hà dưới sự lãnh đạo của một người tên Manuel, một người Pháp, bảy thương thuyền Bồ Đào Nha và một số lượng đáng kể thuyền hai tầng và ghe chiến. Dưới sự gợi ý của Adran, tàu được mua về trang bị gấp để mở cuộc tấn công bất ngờ vào đội thuyền của kẻ nổi dậy, không hề được chuẩn bị cho một sự kiện như vịnh Quy Nhơn. Gió mùa thuận lợi cho họ. Họ vào vịnh và thấy đoàn thuyền của địch đang nằm chờ. Cảnh báo, tuy nhiên, đã được đưa ra. Định mệnh ngày hôm đó đến khi tàu của người Pháp, vốn được nói là thuỷ thủ Pháp rất giỏi, làm rối. Bảy thương thuyền Bồ Đào Nha chạy đi ngay lập tức, tới tận Macao. Vị chúa trẻ đã chứng tỏ sự bình tĩnh và bản lĩnh tuyệt đối, nhưng bị lấn lướt về số lượng, buộc phải chạy trốn.

Trong cuộc tấn công này, một lượng thuyền đáng kể của Nguyễn Nhạc bị phá huỷ hoặc hư hại, nhưng nó cũng chẳng làm ông ta là chú ý đến vùng phía Nam của đất nước hơn. Nguyễn Ánh vừa mới trở lại Đồng Nai, khó khăn khi gió mùa ngược hướng, đội quân lớn được tập hợp vượt quá sự điều khiển của ông ta. Ông ta sớm phát hiện ra rằng bất cứ sự chống đối nào cũng đều là vô ích, và quyết định rời khỏi đất nước. Tập hợp những người còn lại trong gia đình và thuộc hạ thân tín, ông ta rời khỏi Sài Gòn, đến một hòn đảo hoang ở vịnh Xiêm La là Pulo Wai. Nơi đây, ông ta tập hợp, lần lượt, 200 người trong quân đội. Những kẻ nổi loạn, tuy nhiên, đã phát hiện ra nơi trốn của ông ta, đưa một đội quân đuổi theo. Nhưng Nguyễn Ánh, biết ý định này, bắt tay với Xiêm, ném mình vào vòng phong toả của Xiêm hơn là ở trên một hòn đảo bất lực, nơi mà cả ông ta lẫn tất cả mọi người sẽ bị huỷ diệt.

Xiêm vương có vẻ như đang có chiến tranh với Miến Điện, người đã luôn giành phần thắng và nuôi ý định mở rộng lãnh thổ. Nguyễn Ánh, người mang tâm trí quá cao ngạo để chấp nhận vị trí một kẻ bất động và khiêm tốn trong triều đình Xiêm La, gợi ý giúp chống lại kẻ thù bằng đội quân đi theo nhỏ bé của mình, chừng 1000 người. Phật vương đồng ý. Được hướng dẫn bởi giáo sĩ người Pháp, và một lượng kiến thức đáng kể về chiến thuật châu Âu, Nguyễn Ánh có cơ hội, lần đầu tiên, để thực tập. Thay vì trực diện đối đầu với quân đội kẻ địch, ông ta chỉ tấn công từ các vị trí được ra lệnh, ném hoả công vào đường hành quân của địch, quấy rối chúng bằng cách đeo bám liên tục, và ngắn gọn, dùng vô số chiến thuật mà người Miến Điện không biết, và ông ta buộc họ phải ký hoà ước. Sau đó, ông ta trở về kinh đô Xiêm La với vui mừng tràn ngập, vua Xiêm thưởng cho ông vô số bạc vàng, đá quý.

Nhà vua Xiêm La, dường như, đã đàm phán với mẹ của Nguyễn Ánh, trong khi ông đang ở chiến trận, sẽ lấy chị của ông ta làm phi tần - Một lời cầu hôn mà nàng ta đã khinh bạc từ chối. Nhưng bị cuốn hút tuyệt đối bởi nhan sắc của nàng ta, Xiêm vương quyết định chiếm lấy nàng bằng bất cứ giá nào. Trong đó có cả ý định chia ngai vàng cho nàng, và nàng tiếp tục từ chối. Đến lượt Xiêm vương cảm thấy mất mặt, và vị chúa trẻ đã bị hất ra rìa, không còn tiếp tục được ưu đãi. Hai vương quyền này đã có xung đột, nhưng một bên rõ ràng là có lợi thế hơn. Những viên tướng Xiêm La, ghen tức với vị vương di cư, hoạch định chống lại ông ta. Sự ghen tức tương tự có thể cũng đến với vua Xiêm. Nhận biết cơn bão đang đến, Nguyễn Ánh bàn luận với những kẻ trung thành đi theo, người khuyên ông ta phải ngay lập tức rời khỏi Xiêm La, nơi mà chỉ chậm 1 ngày cũng có thể nguy hiểm. Họ định rằng sẽ trốn ngay đêm đó, tới cảng gần nhất, lấy 1 chiếc thuyền có ở đó, đi tới Pulo Wai. Những người theo ông ta từ Nam Hà, người gia nhập với ông ở Xiêm, tất cả chừng 150 người. Đưa bản thân và gia đình vào trong chiếc thuyền nhỏ, ông ta rời khỏi kinh đô Xiêm La, đi qua những kẻ chống lại mình, bắt tay với những người ủng hộ trên các thuyền khác của Xiêm và Malay, ra đến biển. Cùng với vũ khí và súng lấy được trên tàu, ông sẵn sàng chống lại Xiêm vương cũng như những kẻ nổi loạn ở Nam Hà.

Adran, thời gian trước đó, đã từ Xiêm trở lại Nam Hà, lên tiếng kêu gọi những người ủng hộ triều đình, và thấy họ vẫn còn trung thành, một sự bất đồng lan đi trong dân chúng với kẻ phản loạn. Ông lập kế hoạch nhờ cậy vua Louis XVI của Pháp, việc chuyển đổi ngôi vị, không chỉ có lợi cho ông ta, mà còn cho nước Pháp. Với cách nhìn này, ông ta lên thuyền tìm đến nhà vua. "Một ông vua không may," ông ta viết ở Pondicherry, "trong một tình cảnh thảm thương, được hộ tống cùng vài người bạn trung thành, tại một hòn đảo trong vịnh Xiêm La, gần nơi tiếp giáp của đất này với Cambodia. Quân lính của ngài ấy đang phải sống bằng rễ cây họ đào dưới đất lên." Ở đây, vị chúa giao cho ông ta chăm sóc con trai cả của ngài, dặn cậu thành thật đối đãi với ông trong bất kỳ sự kiện nào xảy đến với ông, tiếp tục tiếp nhận sự chỉ dạy của ông như một người cha, một người bạn, dạy cậu không bao giờ đánh mất cái nhìn về ngôi vị hợp pháp của mình, mà cha cậu đã bị lật đổ bởi bạo lực và nổi loạn.

Adran, sau khi hứa với vị chúa, đã rời đi, đem theo người đồng hành nhỏ đến Pondicherry, và đã viết lá thư này trong một chiếc tàu châu Âu. Họ đến Paris vào năm 1787. Hoàng tử nhỏ được đưa đến trước triều đình, được đối xử kính trọng và chú ý. Ý định của giáo sĩ được tán đồng cao, và sau vài tháng, hiệp ước được ký tại Versailles, phần đầu bởi Comptes de Vergenes và Montmorin, sau đó là hoàng tử nhỏ. Điều mục trong hiệp ước ngoại lệ này, theo tôi biết, lần đầu được đưa ra cộng đồng gồm:

    I. Sẽ có một đội quân liên hiệp phòng thủ và tấn công của vua Pháp và Nam Hà; ở đây họ đồng ý với nhau giúp đỡ lẫn nhau với kẻ nào tấn công đồng minh.

    II. Để thực hiện mục tiêu này, sẽ có đội quân gồm 12 tàu chiến Pháp được đặt dưới quyền của vua Nam Hà, kích cỡ và lực lượng tuỳ theo yêu cầu của vua.

    III. Năm trung đoàn châu Âu, và 2 trung đoàn thuộc địa, sẽ đến Nam hà.

    IV. Vua Louis XVI đồng ý cung cấp trong 4 tháng, chừng 1 triệu đô, 500,000 được đưa 1 lần, số còn lại tính vào vật phẩm như súng, muối, trang bị quân dụng.

    V. Từ giây phút mà quân đội Pháp đặt chân vào lãnh thổ của vua Nam Hà, họ và các tướng, cả trên bộ và thuỷ, phải theo lệnh của vua Nam Hà. Để đạt được hiệu quả, họ sẽ nhận được hướng dẫn của Giám mục. Vâng lời mọi lúc mọi nơi, với mọi mệnh lệnh của đồng minh mới.

Đổi lại, phía bên kia.

    I. Vua Nam Hà, bằng mọi cách có thể lấy lại quyền của mình ở Nam Hà, sẽ cung cấp cho 14 thuyền đủ mọi vật dụng và trang bị cần thiết, đưa chúng xuống biển ngay lập tức. Và để hiệu quả, những viên chứ từ châu Âu và viên chức hàng hải sẽ được gửi tới, tạm thời ở Nam Hà.

    II. Vua Louis XVI, sẽ có quyền mở lãnh sự cư trú tại bất cứ bãi biển nào ở Nam Hà, bất cứ đâu mà ngài thấy thích hợp. Những lãnh sự này được quyền đặc ân xây dựng, và được quyền đóng tàu thuyền tự do bởi chính phủ Nam Hà.

    III. Đại sứ của vua louis XVI tới triều đình Nam hà được quyền tìm bất cứ loại cây nào trong rừng để thích hợp đóng tàu thuyền.

    IV. Vua Nam Hà và các quan sẽ nhượng quyền suốt đời cảng và lãnh thổ Hội An (cảng ngoài Đà Nẵng và bán đảo), cùng hòn đão ngoài Faifo ở phía nam và đảo Haiwen ở phía Bắc cho vị vua Công giáo, người thừa kế và các thế hệ sau.

    V. Vua Nam Hà đồng ý cung cấp người và vật dụng để xây dựng thành, cầu, đường, xe... chừng nào đó là cần thiết cho sự bảo vệ và phòng thủ của ngài ta như đồng minh của vua Pháp.

    VI. Trong trường hợp dân bản xứ không chịu ở trong vùng đất nhượng quyền, họ tự do rời khỏi đó, và sẽ được hoàn trả số tài sản mà họ phải bỏ lại. Công dân và luật pháp sẽ không bị thay đổi, mọi tôn giáo sẽ được tự do, thuế sẽ được nộp cho người Pháp như trong nước, mọi người thu thuế là của Pháp và Nam Hà cung cấp, nhưng không giữ thuế này. Tất cả được nộp cho vua Công giáo để hỗ trợ lãnh thổ của ngài ta.

    VII. Trong sự kiện vua Công giáo liên quan đến chiến tranh ở Ấn Độ, lãnh đạo quân đội Pháp sẽ được quyền tập hợp 140,000 người được huấn luyện như tại Pháp, đặt dưới quyền Pháp.

    VIII. Trong sự kiện thế lực bất kỳ tấn công Pháp hay lãnh thổ tại Nam Hà, vua Nam hà sẽ cung cấp 60,000 người hoặc hơn được trang bị đầy đủ.

Ngoài những mục này, hiệp ước còn ghi chú thêm vài điều quan trọng nhỏ, nhưng tất cả chúng, như chờ đợi, có lợi lớn cho Pháp. Adran được phong chức Giám mục tại Nam Hà, được vinh danh tại triều đình. Quân đội viễn chinh dự định sẽ được đặt dưới quyền sắp xếp và lãnh đạo của giám mục, có vẻ như được dành cho Custin hoặc M. de Frene. Adran mong muốn rằng Conway, Toàn quyền tại Pondicherry, ra lệnh. Nhưng vua Louis XVI, dường như có ác cảm với viên chức này. "Mon, Adran," ông vua này nói, "Ông tự làm khổ mình khi bị Conway dẫn dụ: tin ta đi, hắn sẽ xui khiến ông không nôn nóng, và có thể làm nản lòng cái nhìn về cuộc viễn chinh này. Nếu ta cho hắn làm Toàn quyền tại Ấn Độ, thì chỉ là để hắn không quấy rối ở đây, và cái ý định ném mọi thứ vào nghi hoặc của hắn. Ta biết rõ anh hắn, hắn, và Dillon, không thể nghỉ ngơi một khắc nào. Hắn có thể là chiến binh giỏi, làm tốt việc ở Pondicherry, nhưng ta không tin hắn là lãnh đạo quân đội tốt. Tuy nhiên, vì ông, ta sẽ cho hắn băng đỏ, phong làm trung uý."

Mọi việc thế là đã giải quyết xong ở Paris. Adran cùng hoàng tử nhỏ và hiệp ước trong túi, đi tới Pondicherry trên tàu Medusa, như Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của vua Louis XVI. Ông ta gọi từ chỗ ngồi tại Isle của Pháp, khi ông thấy con tàu với 50 khẩu súng, 7 thuyền nhỏ, và vài vận tải. Ông cũng phát hiện ra quân đội đánh thuê ở đảo này và Bourbon báo rằng có chừng 4-5000 người. Con tàu được trang bị đầy đủ nhất có thể, và quân đội nôn nóng tham gia trận chiến.

Sau đó, ở tại Pondicherry, khi ông ta đến vào 1789, là một minh tinh đẹp đẽ tên Madame de Vienne, vợ của Conway Ai-de-camp, vợ lẽ của Toàn quyền. Khi giám mục bày tỏ lòng kính trọng với mọi phụ nữ trong vùng, cũng có vẻ là ông đã đến thăm người phụ nữ này. Chi tiết thì ông không những từ chối kể lại, mà còn cực kỳ nóng giận khi được nhắc tới, dùng những từ ngữ tồi tệ nhất để nói về dịp đó, và mắng mỏ nguyền rủa cả Toàn quyền lẫn vợ lẽ ông ta - Tất cả được những người bạn của cô ta kể lại. Nổi nóng vì những gì nghe được, hay cho là thế, từ người giáo sĩ, người phụ nữ này quyết định trả thù. Madame de Vienne có ảnh hưởng lớn tới Conway. Trong 1 nhóm đông đúc, cô ta lấy cơ hội chế nhạo tấm băng đỏ của Conway mà cô ta cho rằng để làm vui nhà vua, giữ ông làm trò cười chứ không phải vì sự phục vụ của ông. Cô ta khinh thường gọi đội quân mà ông lãnh đạo là "quân đội của Giáo hoàng", dưới quyền 1 giám mục. Người đẹp này biết cách khuấy đảo cảm xúc của Conway, thành công trong ý định để Conway hoãn lại cuộc viễn chinh. Ông ta đã ngăn lại chuyến tàu nhanh tới Mauritius cho đến khi nhận được quyết định từ triều đình Paris. Và cuộc nổi loạn, trong thời gian ấy, bùng nổ ở Pháp, làm ngưng trệ mọi tiến trình của họ.

Nếu sự kiện này không xảy ra, khó có thể nói được kết quả hiệp ước này sẽ gây ra với lãnh thổ chúng ta tại Ấn Độ, hay việc buôn bán của công ty Đông Ấn với China, nhưng hiển nhiên rằng nó sẽ huỷ hoại cả hai.



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.