Tài liệu của Sir John Barrow viết vào năm 1802-1803.
Kết án và xử tử diễn ra mỗi ngày trong mọi phần của đất nước, dưới những bản án và âm mưu dàn dựng để kết tội những người không chịu quy phục. Những người này, không giới hạn nào chưa đến, không có cơ hội nào để sinh tồn. Điều đó lý giải được cho dân số giảm sút của họ.
Ở Huế, Quang Trung hoàn toàn không biết phải phản ứng thế nào, nhưng biết rằng bí mật này không thể giữ lâu khi có quá nhiều nhân chứng sống. Ông ta liền giết bạn mình và cả đội đi cùng để tránh trò lừa đảo này bị China phát hiện ra.
Vị trí địa lý - Bãi biển và sông - Thái độ nghi ngờ của người bản địa và Lý do của nó - Phác thảo lịch sử của Nam Hà - Một cuộc nổi loạn và Kẻ giết vua - Chinh phục Bắc Hà - Tính cách của một viên tướng China - Sự an toàn của vị vương trẻ của Nam Hà - Những cuộc phiêu lưu của ông - Giám mục Adran mang con trai vị chúa đến Paris - Hiệp ước giữa ông ta và vua Louis XVI - Chuẩn bị để đưa hiệp ước vào thực hiện - Bị Madame de Vienne đánh bại - Sự trở lại của vị chúa hợp pháp về Nam Hà - Những thắng lợi của ông với kẻ nổi loạn - Tính cách của ông - Sự gắn bó của ông với Giám mục d' Adran - Năng lượng phi thường của thân thể và tinh thần ông - Bộ binh và thuỷ binh của ông.
Đã ở trong vùng cận xích đạo này lâu hơn dự kiến, tất nhiên là hơn cả sức chịu đựng của đoàn, chúng tôi vui mừng rời khỏi bờ biển Sumatra...
(Tường thuật hành trình)
Khi gió mùa đến, và trong tình trạng bệnh tật cần tiếp tế trong bờ biển, chúng tôi cập vào một bãi biển mở trước một hòn đảo nhỏ trong quần đảo Côn Lôn (Pulo Condore trong nguyên bản - chú thích), ít nhất tầm nhìn đã tạo ra cảm giác đó. Nhưng sự xuất hiện của con tàu lớn của chúng tôi đánh động đến dân bản xứ khốn khổ, khiến họ bỏ chạy lên núi, bỏ lại đằng sau những kho chứa nhỏ dự phòng sau cửa nhà, và van xin chúng tôi, bằng lời trong kinh thánh được viết bằng Hán tự, lấy đi tất cả mọi thứ nhỏ bé của họ, nhưng tha cho họ mạng sống. Trong tình trạng của hòn đảo như vậy, chúng tôi nhanh chóng rời khỏi đó, và đi thẳng về phía bán đảo châu Á ít được biết tới hơn nó xứng tầm, và tôi dự đoán, còn ít được biết tới với người châu Âu trước khi vài năm nữa tới.
Trong bản đồ mới nhất và có thể là được sắp xếp tốt nhất được xuất bản, phần đáng kể của Đông Nam Á, gồm 20 triệu người, diện tích 3-400 ngàn dặm, lớn như thế mà chỉ được xác định bằng một đường gạch. "Vương quốc Lào, Cambodia, Xiêm La, Nam Hà và Bắc Hà (Conchichina and Tung-quin - nguyên bản)", Mr Pinkerton nói, "là những vùng đất tự thân nó không quan trọng, và chỉ quan tâm đến những điều thiết yếu không hoàn chỉnh." Với phần sau của lời khẳng định này, tôi đã hầu như tự nhiên cảm nhận được hết, nhưng trước đó thì không bởi quá phù du hy vọng vào một ít vật phẩm độc đáo mà tôi có thể trưng bày trước cộng đồng để chứng minh rằng các quốc gia này, hoặc chỉ vị trí của chúng thôi cũng đã quan trọng tự chúng, mà còn rất đáng quan tâm với tương lai của Anh quốc.
China hết phần cai trị ở miền Nam khoảng vĩ độ 20, nhưng ảnh hưởng của nó tiếp tục lan ra phía Nam cũng như phía Tây, đến kinh độ 9 của phía Bắc. 13 độ này trải dài với một dãy núi từ trung tâm phía Bắc đến Nam, chia cách Miến Điện (Birman - nguyên bản) khỏi vương quốc Bắc Hà, Nam Hà, Cambodia, Xiêm La. Những cái tên mà chúng ta viết trên bản đồ lại không hề được biết bởi dân bản xứ, ngoại trừ Bắc Hà (Barrow viết tiếng Anh tất cả những cái tên này). Ba phần khác gọi là An Nam, bị chia thành 3 khu vực lớn. Phần đầu tiên, nằm từ điểm cực Nam nhìn ra vịnh Xiêm La và khoảng vĩ độ 9, đến khoảng qua vĩ độ 12, gọi là Đồng Nai (Don-nai - nguyên bản). Phần thứ hai, tiếp nối đến vĩ độ 15, gọi là Chiêm Thành (Chang - nguyên bản). Phần thứ ba, giữa khoảng này đến vĩ tuyến 17, nơi trung tâm của vương quốc Bắc Hà, tên gọi Huế. Tất cả các bờ biển ở đây đều rộng rãi và an toàn. Con sông lớn của Đồng Nai (Cambodia trong bản đồ), được mô tả có thể chuyên chở những tàu thuyền lớn nhất vào tới 40 dặm, nơi thành phố Sài Gòn (Sai-gong - nguyên bản) cư ngụ, nơi có bến cảng rộng và chứa được rất nhiều, và một đội thuỷ quân hùng mạnh. Một quý ông người Anh đã từng lái chiếc thuyền Bồ Đào Nha, trên đường từ Ấn Độ đến China, mô tả với tôi rằng đó là khung cảnh kỳ vĩ nhất có thể tưởng tượng. Con sông có vài nhánh lớn, nhưng với độ lớn không thể lái thuyền lên quá 2 dặm, nhiều nơi không đến 1 dặm. Tuy vậy, mọi nơi đều sâu, cột buồm của tàu thuyền nhiều khi vướng vào các cành nhánh cây thả xuống, và hông thuyền thường cạ xát vào bờ.
Trong khu vực của Chiêm từ vĩ độ 13'50 là vịnh và bến cảng Chin-cheu, cảng rộng và hoàn toàn chắn gió, nhưng chỉ có tàu lớn cập vào được trên mực nước cao, vì có một đoạn chắn ngang lối vào hoặc lối ra. Đầu bến cảng này là thành phố Quy Nhơn (Quin-nong - nb).
Thủ phủ của khu vực Huế, cũng mang tên này, cư ngụ trên bờ một dòng sông lớn có thể chứa thuyền tải trọng đáng kể, nhưng có cát chắn ở đầu nguồn. Đi xuống phía Nam một chút là vịnh của Hội An (Han-san - nguyên bản), hay còn gọi là Đà Nẵng (Turon - nguyên bản), cảng này về sự an toàn và thuận tiện, có thể xem như nhất phương Đông. Nó nằm ở vĩ tuyến 16'7 Bắc.
Vì bến cảng này mà chúng tôi hoạch định cuộc hành trình từ Côn Lôn đến, và chúng tôi đến đó vào ngày 24-5. Không có bất cứ bản đồ nào để dựa vào, và bị chắn lối bởi một loạt thuyền đánh cá trước lối vào cảng, chúng tôi thả một chiếc thuyền nhỏ đến với ý định tìm một người dẫn. Nhưng những người đánh cá vừa mới trông thấy nó đã vội vã cuốn buồm chèo đi bất chấp gió ngược. Tuy nhiên, cuối cùng, chúng tôi có một chiếc thuyền không cột buồm từ một ông lão sầu khổ, tôi chưa từng thấy bất cứ thứ gì thảm thương hơn. Mắt ông ta trũng vào trong đầu, mặt ông ta mang màu của tấm ván cũ, hốc hác, nhăn nhúm; một vài sợi tóc bạc thò ra từ chiếc khăn cũ dơ bẩn bao quanh đầu ông ta. Áo ông ta mặc có thể xem như một chiếc áo dài được vá bằng 12 màu và loại vải khác nhau, quần cũng tương tự. Thật là loại người kỳ lạ nhất mà chúng tôi từng gặp khi không hề có ý hy vọng vào sự trả công cao. Khi bước lên tàu, ông ta có vẻ căng thẳng cực độ, đảo mắt nhìn sàn tàu, rồi những khẩu súng lớn, nhưng lại không hề để tâm đến sự xuất hiện của nhiều người. Chiều cao của cột buồm hầu như chiếm sự chú ý của ông ta nhất. Ông ta thường xuyên quỳ sụp xuống và bật khóc. Với một ít khó khăn, ông ta mới có thể trở về với công việc mà vì thế ông được đưa lên tàu: và ông ta chỉ hướng lối vào bến cảng, thứ không tự nhiên hiện ra với người lạ. Gió thổi mạnh, chúng tôi không thể vào cảng cho đến chiều ngày hôm sau.
Tình trạng đáng thương của căn bệnh trong chúng tôi tiếp tục bởi sốt và dịch tả lây ở Batavia, và đã lan truyền hầu như cả đoàn, là lý do chính mà chúng tôi tới Đà Nẵng sau khi thất vọng ở Côn Lôn. Có thể tưởng tượng ra sự kinh hoàng của chúng tôi lớn và đau đớn thế nào khi được kể, bới thuyền trưởng một tàu Bồ Đào Nha nằm trong cảng, rằng đang có một cuộc nổi loạn đã nhấn chìm đất nước này vào một cuộc nội chiến, biến quốc gia này vào một tình trạng thảm hại - triệt tiêu mọi hy vọng của chúng tôi về vật phẩm tiếp tế đang rất cần. Và chúng tôi thà đi sang Macao trong ngày hơn là ở lại trong mọi điều kiện không hy vọng lấy được những thứ ấy, thứ có thể được hứa hẹn, nhưng ông ta biết rất rõ là không được đưa tới. Trạng thái thảm thương của ông đánh cá của chúng tôi, và bề ngoài của toàn vùng, lẫn mọi thứ mà chúng tôi thấy, dường như khẳng định sự thông thái không chờ đợi của Manuel Duome. Vài người bản xứ đến gần thuyền, có vẻ ngượng ngùng và nghi ngờ, nhưng họ tránh chúng tôi khi chúng tôi lên bờ. Không có dấu vết nào của vật phẩm tiếp tế có thể đem lên thuyền, và chúng tôi chẳng khó khăn gì để thu được trên bãi biển vài con gà, cá hồi, rễ cây.
Ngày thứ hai, tuy nhiên, chợ có nhiều hàng hoá hơn. Và khi họ thấy rằng sản phẩm của họ được bán đúng giá, thu được lợi cao, đột nhiên chúng tôi có hàng đống vật sống, trái cây và rau. Người lãnh đạo vùng này, bắt đầu chú ý đến phía dân chúng và để tâm đến thỉnh cầu của chúng tôi. Họ thậm chí còn thăm chúng tôi trên tàu; và trong ngày 4 hay 5, một thông báo được đưa ra: Để thuận tiện, những bữa trưa được phục vụ hàng ngày trên bãi biển.
Chúng tôi phải tiếp xúc với người bản địa thường xuyên không thể tránh khỏi, và chúng tôi tự tin dần, phát hiện ra được những gì Manuel Duome che giấu. Người thương buôn Bồ Đào Nha này, vì ghen tức lợi nhuận, đã tự huyễn hoặc mình về mối nghi hoặc ở Đông Dương, không khác gì những người Anh bảo thủ. Và ông ta đã đánh lừa chúng tôi rằng đó thật sự là họ đóng cửa với chúng tôi, chúng tôi nên nhanh chóng rời khỏi, để thị trường lại cho ông ta. Giải thích được điều này có thể lý giải tại sao đất nước này bị quên lãng trong cả 30 năm gần đây; và tôi không sẵn sàng cho rằng phác thảo lịch sử mà tôi dự kiến là không quan trọng hay hứa hẹn.
Trong năm Hiển Tông, vua của Đông Dương, thứ 35 (1774 lịch Công giáo), khi ông 50 tuổi, một cuộc nổi loạn đã phá vỡ thủ đô của ông, thành phố Quy Nhơn của Nam Hà (Quin-nong). Cuộc nổi loạn này được lãnh đạo với 3 anh em. Người lớn nhất, tên là Nguyễn Nhạc, là một thương nhân giàu có có liên hệ làm ăn lớn với China và Nhật Bản. Người thứ hai tên Long Nhương, một tướng lãnh cao cấp và có nhiều quyền hành. Người thứ ba là một thầy tu. Một sự kết hợp nguy hiểm của tiền bạc, sức mạnh quân sự, và ảnh hưởng đến thế giới tâm linh của con người - nhưng không được đánh giá đúng bởi nhà vua, người mà trong tình trạng bệnh tật thường xuyên và thói quen lười biếng của cơ thể, đã có nhiều năm quy phục dưới quyền của viên quan cao nhất trong triều. Tình trạng này đã nghiêng về phía các thủ lĩnh nổi loạn. Sự cắt xén thuế đã tạo ra sự bất đồng trong đại đa số. Bước đầu tiên họ làm, như lệ thường, là khống chế nhà vua, kiểm soát mọi thành viên trong hoàng tộc mà họ với đến được. Và mọi người lọt vào tay họ bị giết chết ngay lập tức. Thành phố Sài Gòn có vẻ như là một nơi yêu thích sau khi hạ bệ nhà vua. Một đội quân vì thế đã hình thành để chống lại nó, đạp đổ các bức tường, 2 vạn dân cư trú bị đặt dưới lưỡi gươm. Kết án và xử tử diễn ra mỗi ngày trong mọi phần của đất nước, dưới những bản án và âm mưu dàn dựng để kết tội những người không chịu quy phục. Những người này, không giới hạn nào chưa đến, không có cơ hội nào để sinh tồn. Điều đó lý giải được cho dân số giảm sút của họ. Thương buôn bán những trò giải trí xa xỉ, mũ, pháo hoa; tướng lĩnh phỉnh phờ quân đội; các thầy tu thuyết thục người ta tin vào trời.
Trong sự dàn xếp cho một chính phủ tương lai của đất nước rộng lớn này, Nguyễn Nhạc được quyết định sở hữu 2 vùng là Chiêm và Đồng Nai; Long Nhương ở Huế đến biên giới Bắc Hà, và người em út có thể là thầy tu tối cao của cả đất nước. Trong sự sắp xếp này, Nguyễn Nhạc đã khôn ngoan đặt em mình giữa bản thân và Bắc Hà, lúc đó là một quốc gia hùng mạnh. Long Nhương đã đặt chân vào Huế, trước khi ông ta lấy cơ hội xung đột với vua Bắc Hà, người là chư hầu của China. Người Bắc Hà, sự thực cũng có tính cách và vị trí như người China, không thể đối đầu với đội quân cứng rắn và không khoan nhượng của kẻ phản loạn liều lĩnh phiêu lưu. Nhà vua thua ngay sau trận đầu tiên, tới Bắc Kinh yêu cầu sự trợ giúp của China. Càn Long, với sự thành công tại Tây Tạng, tại Đài Loan, tin rằng quân đội của mình là vô địch, là không khó khăn để đánh bật quân phản loạn khỏi Bắc Hà. Với niềm tin này, ông ta ra lệnh cho viên Tổng đốc Quảng Châu dẫn 10 vạn quân đi. Long Nhương, nhờ các gián điệp, đã nhận ra động tĩnh của đoàn quân. Biết đường hành quân, ông ta đã ra lệnh phá nát và đốt cháy mọi thành thị, làng mạc trên đường nó đi. Và đất nước này biến thành hoang mạc, đội quân China, lâu trước khi đặt chân đến thủ phủ Bắc Hà, đã khủng hoảng nhu yếu phẩm, chỉ muốn quay lại.
Kẻ nổi loạn, giỏi hơn Tôn Sĩ Nghị, viên tướng của đội quân này, đã không ngừng khiêu khích đoàn quân China khi rút đi. Và đội quân này đã phải trải qua tình trạng tồi tệ của mệt nhọc, đói ăn, đao kiếm - và không ít hơn 50 ngàn người đã chết khi chưa có trận chiến nào. Bị trói với đội quân còn lại khi cách xa Quảng Châu hàng trăm dặm, viên tướng quyết định con đường duy nhất là tiến hành chiến tranh với kẻ nổi loạn. Long Nhương, bắt chước giọng của kẻ chinh phục, cho rằng ông ta đến ngôi Bắc Hà bằng lòng người và ý trời, sẽ giữ vững ngôi vị này. Rằng ông ta có 20 vạn người ở Bắc hà và toàn Nam Hà sẵn sàng đổ máu cho ông ta. Rằng ông ta không còn là Long Nhương nữa mà tự lên ngôi lấy hiệu Quang Trung, vua của cả 2 miền Nam Hà và Bắc Hà.
Viên tướng không chuẩn bị cho giọng nói chắc chắn kiên quyết này của kẻ đối đầu. Tôn Sĩ Nghị là một viên tướng tồi, nhưng xảo quyệt. Tương lai và danh dự của ông ta đang trên bờ vực trong trận đánh tuyệt vọng này. Ông ta liền gửi một tờ biểu báo cáo về cho triều đình, trong đó quân đội ông ta đang toàn thắng. Ông ta ca ngợi kẻ thù và cho rằng đó là xứng đáng, hợp lý cho hắn ta thành vua Bắc Hà. Và ông ta gợi ý rằng Quang Trung nên được mời đến triều đình Bắc Kinh giam giữ như 1 con tin, trong lúc đó ngôi vua của Bắc Hà bị giữ lại. Đây là cơ hội để mở rộng lãnh thổ China, chiếm lĩnh phần cuối của bán đảo này. Coi như đây là phần chuộc lỗi cho trận thua của ông ta.
Triều đình chấp nhận thỉnh cầu của vị tướng. Nhà vua bỏ trốn của Bắc Hà, như Federigo của Naples khi tạo hồ Anjou bởi vua Louis XII, chấp nhận từ bỏ ngai vàng. Một lời mời Quang Trung đến China được gửi đi. Viên tướng này, tuy nhiên, lại nghi ngờ đây là trò lừa đảo của họ Tôn để bắt giữ mình, tự nhiên không tin tưởng kẻ mà ông ta vừa đánh bại nhục nhã. Ông ta liền ở lại, nhưng cho một viên tướng tin cẩn đi thay. Viên tướng này tới thủ đô China như thế thân của ông ta, vua của Bắc hà và Nam Hà. Ông được đón tiếp tại Bắc Kinh với đầy đủ nghi lễ, quà thường lệ, danh hiệu cho ngôi vua của Nam Bắc hà như một chư hầu của China. Ở Huế, Quang Trung hoàn toàn không biết phải phản ứng thế nào, nhưng biết rằng bí mật này không thể giữ lâu khi có quá nhiều nhân chứng sống. Ông ta liền giết bạn mình và cả đội đi cùng để tránh trò lừa đảo này bị China phát hiện ra. Sự kiện này xảy ra năm 1789.
Với những người quen thuộc tính cách của người China và hoạt động của triều đình ấy, hẳn không lấy làm ngạc nhiên khi viên tướng lãnh đạo quân đội không bị kết án vì báo cáo sai. Khi những kẻ dối trá tránh được kết án, khi quân đội không có cơ hội để thắng, khi đổi trắng thay đen, đó là một búi dây. Sự thật khó được thốt ra dưới ngòi bút của kẻ kể về thất bại của bản thân mình. Những viên tướng gửi báo cáo về các trận đánh mà họ chưa bao giờ đánh, những chiến thắng mà họ chưa bao giờ có, quân đội của Bắc Kinh ngày nay giống hệt như tổ tiên 2000 năm trước. Không lạ gì khi trò lừa đảo đã diễn ra với Bắc Kinh và không bị lật tẩy.
Ưm, hơn tuần không vào nhà bạn An, thấy có nhiều bài mới ghê. Bạn Ast kiếm cuốn này ở đâu nhỉ, thú vị ghê í