Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

TS – LC&ĐV – 2
Monday, August 21, 2017 Author: Trường An

I.2. Đàng Ngoài

Để nói về Đàng Ngoài, trước tiên có lẽ cần chú ý đến tình hình chính trị xã hội của nó. Trong đó, cần chú ý đến 1 điểm đặc biệt: Nạn đói xảy ra ngày càng dày đặc. Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Cương mục,những năm ghi "đói" là: 982, 1042, 1156, 1208, 1268, 1290, 1291, 1292, 1301, 1310, 1320, 1333, 1337, 1343, 1344, 1354, 1358, 1379, 1405, 1408, 1409, 1447, 1467, 1487, 1490, 1492, 1512, 1517, 1557, 1559, 1572, 1577, 1585, 1586, 1589, 1594, 1595, 1596, 1608, 1629, 1630, 1634, 1679, 1681, 1694, 1695, 1702, 1703, 1712, 1713, 1724, 1728, 1740, 1741, 1753, 1757, 1758, 1768, 1774, 1776, 1777, 1778, 1786, 1788, 1790. Mà hễ đói là có cảnh "dân nằm chết gối lên nhau", "thây chết đầy đường". Những năm 1594 - chết 1/3, 1596 - chết quá nửa dân số, năm 1723 "số dân 10 phần không còn lại một".

Ngay cả năm 1681, nạn đói mà trong Sử ký chỉ ghi đơn giản "đói" thì John Barrow, con lai Anh-Việt sống cả thời thơ ấu ở Đông Kinh miêu tả "nạn đói kinh khủng đầy tai họa - như nạn đói đã tước đi hàng triệu linh hồn trong hai năm trước".

Trong cả ngàn năm, Đàng Ngoài chỉ 21 năm có ghi "được mùa to". Và cần chú ý 1 điểm rất đặc biệt: Nạn đói dồn dập xảy ra từ nửa cuối thời Trần trở đi, trở nên trầm trọng vào thời Lê, và "kinh khủng" vào cuối đời Lê Trung Hưng. Ngay cả trong thời thịnh trị của Lê Thánh Tông, Cương mục vẫn tổng kết lại có "11 lần hạn hán, 6 lần thủy tai, 4 lần có nạn đói".

Trong sử Nguyễn, khi ghi chép về công cuộc trị thủy, các quan nhà Nguyễn đã có 1 nhận xét đáng lưu ý: Hệ thống đê điều của điền trang thời Trần được xây dựng tự phát đã tạo áp lực lên dòng chảy của nước, khiến sức nước tụ lại, cuộn xoáy bất thường và có thể dễ dàng phá nát 1 điểm xui xẻo nào đó hứng phải sức mạnh của nó. Rồi đến lượt mình, các nơi khác buộc phải xây đê đắp đập để tự bảo vệ mình trước sức nước tụ dồn kia. Qua thời gian, hệ thống đê điều loạn xạ này đã đẩy toàn bộ sức ép xuống vùng hạ nguồn dòng sông. Điều này có thể lý giải cho những nạn thủy tai mà vùng đồng bằng Bắc bộ phải gánh chịu.

(Dù cả triều Nguyễn lẫn Pháp đã cố gắng cải thiện hệ thống đê, đào thêm sông thoát nước, miền Bắc vẫn có những nạn đói đáng lưu ý như trận lụt năm 1910, 1956... Những người sinh vào khoảng 1950-1970 vẫn còn ký ức về thứ gọi là "mùa lụt". Thứ duy nhất có thể làm mất lụt lội ở đây là... mấy con đập TQ xây dựng ở đầu nguồn.)

Thiên tai đi kèm với tình trạng dân số tăng, sống co cụm và trình độ sản xuất nông nghiệp kém phát triển đã làm các nạn đói càng trầm trọng hơn. Vì nghèo đói nên không thể tích trữ, không thể tích trữ khiến sự nghèo đói kéo dài, và khi thiên tai xảy ra thì chỉ có chết. Thậm chí không được như Đàng Trong có thể dùng thương nghiệp để chống đỡ, theo John Barrow "thương nghiệp Bắc Hà là chán nhất trong toàn châu Á" do nghèo nàn về vật phẩm buôn bán, giá cả không cạnh tranh (như Lê Quý Đôn nhận xét muốn mua hàng ở Đàng Ngoài thì chẳng thà đi vào Đàng Trong mua được nhiều và rẻ hơn), cùng với nạn tham nhũng lan tràn, kể cả phong tục không thuận, luật pháp không ủng hộ... Và đến cuối đời chúa Trịnh, ngay cả nền thương nghiệp yếu ớt ấy của Đàng Ngoài cũng đã bị phá hủy bởi các cuộc nổi loạn.

Không thể cho rằng nạn đói kéo dài suốt những năm trị vì của chúa Trịnh Sâm, đặc biệt là quãng thời gian 1774-1778 không có tác động gì đến chính trị Đàng Ngoài. Nạn đói là khoảng thời gian rất dễ xảy ra nổi loạn, bất kể lý do là gì, như cuộc nổi dậy của Nguyễn Hữu Cầu chỉ 30 năm trước đó. Đến lượt nó, những cuộc nổi loạn này tác động ngược lại, khiến nhà chúa thắt chặt kiểm soát, chi tiền cho quân đội lớn hơn. Kết quả, đầu những năm 1700s, Anh lẫn Hà Lan đã rút hoàn toàn sứ quán, cắt đứt giao thương với Đàng Ngoài, các thương phố như Phố Hiến suy sụp sau cuộc nổi loạn của Nguyễn Hữu Cầu. Đến khoảng năm 1777, khi nạn đói xảy ra quá khốc liệt, chúa Trịnh Sâm buộc phải lên tiếng nhờ mua gạo của Trung Quốc. Và thế lực của những ông tướng quân, nhóm binh sĩ ngày càng lớn hơn, Hoàng Ngũ Phúc chính là 1 trong những viên tướng thành danh từ cuộc trấn áp phản loạn đời chúa Trịnh Doanh. Nhóm quân Thanh Nghệ có ảnh hưởng rất lớn ở Đông Kinh, loạn kiêu binh thời Trịnh Khải chỉ là 1 trong nhiều cuộc rối loạn mà nhóm quân tướng này gây ra.

Cuộc nổi loạn của Nguyễn Hữu Cầu thực sự đã gây vô cùng nhiều thiệt hại cho Đàng Ngoài, cả vô hình lẫn hữu hình, cả những thứ tức thời cho tới hậu quả lâu dài mới hiển lộ.

Cần nhắc rằng họ Trịnh xuất thân từ Thanh Nghệ, nhưng không giống như vua Lê dù cũng từ Thanh Nghệ nhưng đã tạo lập được chỗ đứng tương đối cho mình. Họ Trịnh tôn lập vua Lê, dù có thể lợi dụng danh nghĩa của vua Lê nhưng cũng phải chịu sức ép không nhỏ của cả trong lẫn ngoài Đàng Ngoài, đặc biệt là khẩu hiệu "Phù Lê diệt Trịnh" mà chúa Nguyễn đề ra. Vâng, khẩu hiệu này là của nhà Nguyễn, được nhắc tới nhiều lần trong trận chiến của chúa Hiền đánh lên miền Bắc. Sau này Tây Sơn đã sử dụng lại nó - Thậm chí, theo nhiều nguồn sử đương thời cả trong và ngoài VN, Tây Sơn đã tự xưng là con cháu của họ Nguyễn Phúc để kéo quân lên tiêu diệt Trịnh (Điều này quá "nhạy cảm" với cả triều Nguyễn nên sử Nguyễn lại không ghi nhận).

Trong hàng trăm năm, từ khi Nguyễn Hoàng bị người anh rể đẩy khỏi quân đội, phải bỏ trốn khỏi Đông Kinh, họ Nguyễn vẫn coi họ Trịnh là kẻ tiếm quyền - lấy mất vị trí của cả bản thân lẫn của vua Lê. Các vị hoàng thân nhà Lê cũng liên tục phản kháng giành lại địa vị. Và trong những nạn đói dồn dập xảy ra, cộng hợp thêm việc Trịnh Sâm giết chết thái tử nhà Lê gây "oán khí thấu trời" như sách sử ghi chép, tâm trạng bất mãn với họ Trịnh cũng từ đó mà lớn lên. Đám kiêu binh của Trịnh Khải chỉ là giọt nước tràn ly.

Họ Trịnh đã lập triều đình trên 1 vùng đất "xa lạ" còn nguyên dấu thù địch của họ Mạc, sau 1 cuộc chiến tương tàn, gần thì phá hủy hoàn toàn Đông Kinh, xa thì gây thương vong khủng khiếp cho dân chúng Thanh Nghệ, về lâu dài còn để lại hậu quả không nhỏ ở biên giới phía Bắc. Họ Trịnh lấy danh nghĩa vua Lê, nhưng thực chất ngay cả trong 100 năm triều Lê sơ, các vua Lê cũng không dám "rời bỏ" vùng Thanh Nghệ thang mộc của mình - Ngoại trừ Lê Túc Tông chết chỉ sau 6 tháng trị vì, các vua Lê không có họ ngoại Thanh Hóa đều bị trừ khử, Lê Nghi Dân, Lê Uy Mục dựa vào thế lực ngoài Thanh Hóa để cướp ngôi và cũng đều bị tiêu diệt theo cùng 1 cách, Lê Chiêu Tông dựa vào Mạc Đăng Dung trong tình thế các viên tướng Thanh Hóa đánh giết nhau để rồi nhà Lê bị cướp ngôi. Họ Trịnh phù lập vua Lê, nhưng cũng đồng thời thừa kế của vua Lê cái tiền đồ xung đột này, và nó lại càng phức tạp thêm lên do mâu thuẫn địa vị trong ngoài, nơi một Đàng Ngoài đã tan nát vì chiến tranh, trì trệ trong vòng vây của những xung đột vụn vặt và cá nhân, nơi những cuộc chiến chẳng đi được về đâu ngoài phá nốt chính nó ra thêm nữa.

Trong suốt thời chúa Trịnh, có thể thấy hàng loạt cái chết của những viên đại quan "miền Bắc" như Nguyễn Công Hãng, Bùi Sĩ Tiêm, Phạm Đình Trọng... trong thời gian mà họ Mạc đã được dẹp xong. Những viên quan này đều có đặc điểm được vị chúa trước tin dùng, vị chúa sau trừ khử. Triều đình chúa Trịnh, cũng giống như chúa Nguyễn, phải chống trả với những âm mưu phản loạn nằm trong chính họ tộc mình. Và rồi, những vương tử ấy cũng đã trở thành "con cờ" cho các thế lực xung quanh.

Tuy nhiên, họ Trịnh cai trị Đàng Ngoài hàng trăm năm chắc chắn cũng xây dựng được thế lực cho mình. Theo Quốc sử di biên, những đội quân đuổi theo anh em Quang Toản, kẻ giết chết Quang Thùy, bắt được Quang Toản là các hào mục thuộc hạ cũ của họ Trịnh. Theo hệ thống quản lý của Đàng Ngoài, xã trưởng và lý trưởng đóng nhiệm vụ trưởng làng cai quản toàn bộ làng, từ việc kiện cáo, quản lý đến thu thuế, những người này dễ dàng tạo lập được 1 "lực lượng chiến đấu" cho mình khi cần thiết - Như trong Lê quý kỷ sự ghi nhận, sau khi Tây Sơn chiếm chính quyền Đông Kinh, các làng đã tự vũ trang chống trả. Và khi Quang Toản thua trận bỏ chạy, chính các thủ lĩnh, hào mục này - chứ không phải quân Nguyễn - dồn đuổi, bao vây bắt giết toàn bộ quân Tây Sơn.

Ở Đàng Ngoài, ngoài các làng mạc người Việt ở vùng trung du còn có hệ thống người dân tộc sống đông đúc trên rừng núi - Nhiều khi, chính các lực lượng dân tộc này mới là sức mạnh hỗ trợ lớn nhất cho các cuộc lật đổ, phản kháng như đã thấy trải dài trong suốt lịch sử VN. Xuất phát từ Thanh Nghệ, lấy sức mạnh từ đội quân Thanh Nghệ chống họ Mạc trong cuộc chiến Nam Bắc triều, họ Trịnh đã có sự chống đỡ đáng kể của quan, quân Thanh Nghệ từ đất thang mộc. Ngoài ra, hơn hai trăm năm phát triển ở trung du Bắc bộ cũng giúp triều đình này nhận được sự ủng hộ của một số lực lượng có liên hệ. Các vị thủ lĩnh, hào mục, thổ mục, lý trưởng này mới thực sự là lực lượng ngầm bên cạnh quân đội chính quy.

Cái thế lực này chỉ đổ vỡ khi chính họ Trịnh phân chia. Cuộc đấu đá này, bề ngoài là sự tranh giành của 2 vị công tử, nhưng thực chất sâu xa hơn là của các quan trong triều họ Trịnh với 1 thế lực lớn mạnh: Hoàng Ngũ Phúc - Hoàng Đình Bảo. Hoàng Ngũ Phúc là 1 hoạn quan mà trở thành Quận Việp nắm giữ toàn bộ quân lực họ Trịnh, khi đánh Đàng Trong thành công thì danh thế càng lên cao. Hoàng Đình Bảo vừa là cháu vừa là con nuôi Hoàng Ngũ Phúc, được phong trấn thủ Nghệ An mà đến chúa Trịnh Sâm cũng phải e ngại thế lực quá lớn của người này. Nhưng 1 người xuất thân hoạn quan thì gia thế ở mức nào? Trịnh Khải, dưới sự ảnh hưởng của các ông quan trong triều, đã thể hiện thái độ khinh ghét với Hoàng Đình Bảo ra mặt. Có điều chắc cần phải nói thêm, mẹ của Trịnh Khải là người Nghệ An.

Sự xung đột của thế lực mới lên họ Hoàng với lực lượng quan lại lâu đời họ Trịnh - cộng hưởng cùng xung đột vùng miền của nhóm lính Thanh Nghệ với ông chỉ huy quê Bắc Giang - đã được thể hiện ra ngoài thành cuộc giành ngôi của Trịnh Khải. Và tác động của nó còn khiến Lê Duy Khiêm (tức Lê Chiêu Thống) trở thành thái tử của triều Lê.

Cha của Lê Duy Khiêm là Lê Duy Vĩ bị chúa Trịnh Sâm cùng phe nhóm của Hoàng Ngũ Phúc, Phạm Huy Đĩnh hại chết để lập Lê Duy Cận làm thái tử. Sau khi giết chết Hoàng Đình Bảo, nhóm binh Thanh Nghệ này tạo sức ép đưa Lê Duy Khiêm trở về, buộc giết toàn bộ vây cánh của họ Hoàng, đưa Lê Duy Khiêm thành thái tử. Không rõ họ ngoại của Lê Duy Khiêm có quan hệ ra sao với Thanh Nghệ, nhưng khi bị Tây Sơn đuổi giết, Lê Chiêu Thống từng có thời gian chạy về Thanh Hóa trong khi gia đình lẫn quần thần chạy lên phía Bắc.

Như vậy, ta có thể thấy "hạt nhân" của toàn bộ rối loạn trong triều đình họ Trịnh nằm ở vị hoạn quan Hoàng Ngũ Phúc, hay suy luận rộng ra là xung đột của 1 "triều đình Thanh Nghệ" nằm giữa trung tâm Bắc Hà. Họ Trịnh ở giữa những sức ép "phù Lê", với danh nghĩa tiếm quyền vua, đã chỉ nhờ cậy vào lực lượng quân sự Thanh Nghệ "tâm phúc", để rồi không thể thoát ra khỏi nó.

Và rồi, Nguyễn Hữu Chỉnh, thuộc hạ của Hoàng Đình Bảo, chạy xuống Phú Xuân vời quân Tây Sơn. Đội quân này dễ dàng phá qua "cánh cửa" Nghệ An vốn là đất trấn thủ cũ của Hoàng Đình Bảo, nơi mà năm 1777 dân đã chết đói "10 phần không còn lại một". Sử hẳn đã không vô tình khi ghi sự kiện Hoàng Đình Bảo xuất kho cứu đói trong năm 1777, khiến nhân dân Nghệ An biết ơn.

Trong khi đó, Trịnh Khải lên ngôi dựa vào thế lực của 1 nhóm lính ô hợp hoàn toàn không có sự kiểm soát. Nhóm lính này không chỉ giết Hoàng Đình Bảo mà còn phá phách tất cả nhà cửa quan lại ở Đông Kinh, hoành hành cướp bóc, rồi Trịnh Khải phải tính kế để diệt trừ đội quân này nhưng không sao làm nổi. Sự oán ghét đối với họ Trịnh - mà ở đây là Trịnh Khải, đã lên cao tột độ. Ngay cả những thế lực ủng hộ họ Trịnh cũng không muốn phò tá Trịnh Khải, việc Trịnh Khải bị chính thuộc hạ của mình bán đứng có thể là 1 dấu chỉ cho điều đó. Nghe Nguyễn Hữu Chỉnh thống suất quân Tây Sơn (mượn danh họ Nguyễn Phúc) đánh lên, các quan chỉ tìm cách bỏ trốn cho nhanh.

Nhưng ghét Trịnh Khải không có nghĩa là ưa Tây Sơn, cũng như mối xung đột của các quan với thế lực họ Hoàng cũng chẳng vì thế mà mất. Nguyễn Hữu Chỉnh phải bỏ chạy theo Tây Sơn, hay tìm cách xuống trấn thủ Nghệ An sau này là biểu hiện của điều đó. Lê Chiêu Thống sử dụng Nguyễn Hữu Chỉnh, dùng Chỉnh để đi tiêu diệt phe nhóm họ Trịnh, cũng có nghĩa là đã tự cắt đôi vùng đất vốn đã nhiều xung đột của mình. Khi có việc, 1 nhà vua họ Lê hàng trăm năm không danh không thế không thể nào quy tập nổi lực lượng để có thể chống lại dù ngay ở đất "thang mộc" nhà mình. Thiếu người liên kết, các làng chống Tây Sơn tự vũ trang để rồi bị tiêu diệt từng làng một.

Trong khi, cũng vẫn những thế lực đó, lực lượng đó lại có thể tiếp tục nổi loạn liên tục trong suốt thời Tây Sơn đến Nguyễn.

Các vua Lê (hay Lê Chiêu Thống) có lẽ đến giờ phút ấy mới nhận ra, những kẻ kêu gọi "phù Lê" ấy có bao giờ là vì họ Lê đâu.




TS – LC&ĐV – 1
Sunday, August 20, 2017 Author: Trường An

Ngay cả con voi thì sờ cái đuôi nó cũng có thể kết luận "con voi có hình cái chổi". Lịch sử tất nhiên hổng có hình cái chổi, nên làm bài ghi chép tổng hợp để có gì còn...

Bài viết này hoàn toàn không có ý vị yêu ghét thương hờn gì hết, đơn giản là bài tổng hợp kiến thức tổng quát. Mấy chữ viết tắt trên kia có thể đọc là "Tây Sơn - Lên cao và đổ vỡ". :))

---

I. Bối cảnh

1. Đàng Trong

Cuộc nổi dậy của Tây Sơn bắt nguồn từ Quy Nhơn - sau này là Bình Định, nhưng đây chẳng phải là cuộc nổi dậy đầu tiên và duy nhất ở địa điểm này. Truy ngược thời gian, năm 1695 đời chúa Minh đã có cuộc nổi dậy mà sử ghi chép:

"Người lái buôn ở Quảng Ngãi tên là Linh (không rõ họ) tụ đảng hơn 100 người, tự xưng là Linh Vương, tạo chiến thuyền, đúc binh khí, cùng người Quy Ninh là Quảng Phú (không rõ họ) hợp đảng, ra vào núi rừng, hoành hành cướp bóc, quan địa phương không dẹp được, nhân dân sợ hãi chạy báo lên. Chúa sai dinh Quảng Nam hợp với hai phủ Quảng Ngãi, Quy Ninh đem quân đi đánh."

Dù chỉ vài dòng trong sử, nhưng rõ ràng quy mô của cuộc nổi dậy này không nhỏ, khi phải tập hợp quân binh 3 phủ đi đánh mới bình định được. Quảng Phú trốn đến Phú Yên, bị bắt. Và rồi chỉ vài năm sau, vào năm 1708, lại có 1 vụ mưu phản tại vùng này:

"Nội hữu phò mã Tống Phước Thiệu (con Nội tả chưởng dinh Tống Phước Trí) mưu phản, bị miễn làm dân thường. Trước là Thiệu cùng Cai đội Nguyễn Cửu Khâm (con Nguyễn Cửu ứng) ngầm mưu làm bậy. Nhân khi Câu kê Hòa Đức lãnh quân đi đánh giặc, Thiệu ngầm sai thuộc hạ là bọn Trịnh Nghệ, Tường Vân (đều không rõ họ) vào Quảng Nam, thầm kết những tay hào kiệt, mưu đồ trước lấy Bình Khang, sau lấy Phú Yên, rồi trở về lấy Quảng Nam, cướp quân Hòa Đức, thẳng tới Chính dinh, phóng lửa nổi loạn. Tôn Thất Thận cũng dự mưu ấy, đến khi mưu tiết lộ thì đem việc cáo phát ra."

Một điểm đáng lưu ý khác của các vụ nổi loạn trong đời chúa Nguyễn là sự tham gia của các tôn thất. Như trên kia nói rõ mưu đồ "thầm kết những tay hào kiệt" - nói cách khác là thủ lĩnh của những nhóm, hội, đoàn đủ sức để làm được các điều trên. Nhớ lại cuộc nổi loạn của tôn thất từ thời chúa Thượng cho đến chúa Hiền, dù không nói rõ, cũng là 1 điều tương tự: Cuốn sổ "Đồng tâm hướng thuận" mà chúa Thượng phải cho võ sĩ đến Quảng Nam, âm thầm giết tất cả người có tên trong sổ, chúa Hiền phải cho đốt để lấy danh, chắc chắn đã có những cái tên mà ngay cả nhà chúa cũng không đường đường chính chính hạ thủ được.

Nên nhớ Đàng Trong là nơi mà 1 anh "chủ buôn ngựa" như Châu Văn Tiếp cũng có thể nắm giữ cả 1 đội quân có thể đương đầu với Tây Sơn, có quan hệ với nhóm người Thượng đủ để Nguyễn Long cầm quân chặn đường Thượng đạo hàng chục năm dài. Và Châu Văn Tiếp chỉ là 1 thương buôn bình thường trong hệ thống thương buôn trải khắp vùng đất này.

Điều này cho thấy các cuộc nổi loạn tranh giành ngôi chúa trong họ Nguyễn đã không còn dừng ở những đấu đá cá nhân và lực lượng quân đội riêng biệt họ có thể tập hợp mà đã lan ra tới những lực lượng khác ở vùng đất này. Đến lượt họ, các lực lượng kia cũng tìm cách câu kết, nương nhờ danh thế của các ông họ Nguyễn Phúc để mưu cầu việc riêng của mình.

Mà trong vùng đất Đàng Trong, ta có gì? Ngoại trừ lực lượng người Việt tập trung chủ yếu ở Thuận Hóa, một ít ở Quảng Nam, từ Quảng Ngãi đổ xuống đã là vùng đất của đủ tộc người. Chiêm Thành là 1 quốc gia đa dân tộc, là nhà nước có kết cấu kiểu mandala tập trung các tiểu quốc nhỏ lẻ của nhiều dân tộc khác nhau.

Chúa Nguyễn tìm mọi cách để đưa ảnh hưởng của người Việt xuống, tập trung ở 2 "đầu mối": Quy Nhơn và Gia Định. 2 cuộc di dân lớn nhất được ghi trong sử sách là lúc chúa Hiền đưa 2 vạn tù binh bắt được ở Nghệ An xuống Quy Nhơn, và năm 1698, sau khi "kinh lý" Gia Định, chúa Minh đưa dân ở Quảng Bình, Quảng Trị đến Gia Định. 2 địa điểm này về sau quả nhiên là "điểm nóng" của chiến tranh. Hay nói cách khác, lực lượng đủ để có thể kết nối thành hệ thống để thực hiện cuộc chiến tranh này chỉ có người Việt. Các lực lượng dân tộc khác chỉ là thành phần giúp đỡ hỗ trợ, có thể dễ dàng bị tiêu diệt, bắt quy phục, thay đổi...

Nhưng dù vậy, không thể coi thường sức mạnh của lực lượng "ô hợp" này nếu có khả năng kết nối họ lại. Những cuộc nổi dậy của các lực lượng này trong thời chúa Nguyễn vẫn thường xảy ra luôn, lúc thì là vua Chiêm Thành, lúc thì là người dân tộc (như trong "Chuyện chàng Lía"), và đặc biệt là thương nhân người Hoa.

Quy Nhơn là kinh đô cũ của Chiêm Thành, nơi có thương phố cổ ngàn năm tuổi Nước Mặn. Chiêm Thành có trình độ thương nghiệp rất cao, được tiếp nối vào đời chúa Nguyễn với hệ thống thương phố, nguồn, chợ đan cài khắp từ vùng núi cho đến đồng bằng. Và từ đời chúa Nguyễn đã sớm có những tin tức bất ổn về hải tặc tập hợp quanh vùng này. Lập nghiệp trên vùng đất khô cằn, họ Nguyễn dùng thương nghiệp để tạo dựng sức mạnh cho vương triều, kể cả giữ cho dân chúng no ấm - Như vụ việc đời chúa Thượng, dân chúng Quảng Nam nhổ lúa trồng dâu, chỉ cần Chân Lạp không bán gạo lên là nạn đói to xảy ra. Thương buôn - ở đây là lực lượng kinh thương người Hoa - đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong toàn bộ đời sống Đàng Trong.

Và như đã nói trên, liên tục, liên tục những cuộc nổi loạn dính dáng tới các lực lượng này xảy ra. Từ các tôn thất âm mưu chiếm đất đánh lên đến nổi loạn riêng lẻ như Linh Vương. Cho đến khi Tây Sơn nổi lên, họ cũng sử dụng lực lượng then chốt nhất: từ bọn hải tặc người Hoa Tập Đình, Lý Tài cho đến những ông thương buôn như Huyền Khê (không liên quan gì đến hòa thượng Huyền Khê đâu).

Trong thời kỳ đầu của Tây Sơn, chỉ thấy Tập Đình và Lý Tài xông trận. Đến khi Tập Đình, Lý Tài bị quân Trịnh đánh tan ở Quảng Nam, Tây Sơn phải vội vã cầu hòa nhận chức phong của Trịnh, cho thấy lực lượng Hòa Nghĩa quân này quan trọng như thế nào.

Nhân nói đến trận chiến ở Quảng Nam, lại cần nhắc đến 1 việc mà mọi người đều bỏ qua: Hội An bị san thành bình địa do trận chiến của quân Hòa Nghĩa và lực lượng người Hoa ở Hội An.

Theo sử sách ghi, chúa Nguyễn Phúc Thuần chạy đến Quảng Nam, nhưng ở đây đang bị nạn đói, nhắm không ở được nên giao nhiệm vụ lại cho Đông cung Nguyễn Phúc Dương. Nguyễn Phúc Dương đã chiêu tập lực lượng ở Hội An để chống cự quân Tây Sơn, dẫn đến kết quả Hội An bị hủy hoại hoàn toàn.

Và đội quân Hòa Nghĩa này, khi đến Gia Định, lại xung đột với quân Đông Sơn, là đội quân tập hợp để bảo vệ chúa Nguyễn, trong số này hẳn không ít người ở Cù lao Phố, nơi đã bị Tây Sơn đốt cháy.

Như vậy, đạo quân Hòa Nghĩa mà Tây Sơn khuyến dụ được lúc đầu vốn là 1 lực lượng hoàn toàn đối kháng với người Hoa sống lâu đời ở Đàng Trong. Nhìn thân phận hải tặc của Tập Đình và Lý Tài có thể hiểu nhóm người này chính là nhóm hải tặc hình thành từ nửa cuối đời Càn Long, sống nhờ vào cướp bóc và lấy vùng ven biển Việt Nam để ẩn náu, có thể đánh cướp thuyền thương mại nội địa lẫn buôn lậu cạnh tranh - Như vấn nạn hải tặc Trung Quốc mà triều Nguyễn phải đối phó suốt sau này.

Đến đây lại nổi lên 1 vấn đề thắc mắc điều mà nhiều người tin: Nạn tiền kẽm đã đẩy các thương nhân tạo phản? Nhưng tại sao chỉ có thương nhân ở vùng Quy Nhơn tạo phản, trong khi thương nhân ở các vùng khác vẫn theo chúa Nguyễn, đến nỗi để các trung tâm thương mại Đàng Trong bị hủy hoại hoàn toàn?

Có lẽ ta phải hiểu ngược lại việc này: Khủng hoảng tiền kẽm làm chính sức mạnh của triều Nguyễn lung lay chứ không phải làm bên tạo phản mạnh hơn. Cuộc khủng hoảng này đi cùng với cuộc chiến ở Chân Lạp - Hà Tiên năm 1771-1774, kéo dài đến cả khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi chúa phải cử phò mã Nguyễn Hữu Thụy đến Chân Lạp đàm phán với người sau này là vua Rama I, Mạc Thiên Tứ phải dời đến ở Trấn Giang. Quân Nguyễn rõ ràng đã dùng toàn lực ở phía Nam, tập trung những đại tướng như Tống Phúc Hiệp, Nguyễn Cửu Đàm - và khi Tây Sơn nổi lên, chỉ có quân của Tống Phúc Hiệp từ Gia Định kéo lên mới đe dọa được.

Như đã nói, triều Nguyễn lấy sức mạnh từ thương mại. Khi nền thương mại này lung lay, dù vẫn có thể kêu gọi 1 số người ủng hộ, nhưng quân Nguyễn chẳng còn đủ sức để làm gì, và các lực lượng ủng hộ 1 là ngãng ra, 2 cũng không còn đủ sức lực. Trong khi đó, mảnh đất Thuận Quảng của họ Nguyễn chỉ cần đứt gãy nguồn cung ứng hàng hóa là nạn đói khủng khiếp xảy ra.

Ta hãy nhớ đến mưu kế của ông đại sứ Anh vào thế kỷ 19: Muốn đánh VN, cứ cắt đứt đường liên lạc, cung ứng giữa các vùng Nam Trung Bắc.

Nhưng đặt câu hỏi "Tại sao lại là thương nhân ở Quy Nhơn?" thì cũng có thể đã soi sáng được 1 việc: Đây là 1 vùng đất rất "đặc thù". Phố Nước Mặn là khu thương phố cổ hơn hẳn Hội An, Thanh Hà lẫn Gia Định. Và các mối kết nối trong khu vực này cũng mang tính đặc thù cao. Đi lên vùng núi thì là đất của các dân tộc vốn thuộc Chiêm Thành cũ, đi xuống thì là di dân có tổ tiên là tù binh của chúa Nguyễn, xuống phương Nam thì là đất của Chiêm Thành, lên phía Bắc là vùng Quảng Ngãi mà đến tận thời Pháp thuộc còn liên tục có tin báo về "bọn giặc mọi".

Thời kỳ đầu, lực lượng Tây Sơn có gì: Hòa Nghĩa quân của Tập Đình, Lý Tài, quân của nữ chúa Thạch Thành chiếm Phú Yên, quân của Chiêm Thành góp sức. Nhìn lên phía Bắc, Nguyễn Phúc Dương tập hợp lực lượng chống lại - đến tận khi Nguyễn Phúc Ánh đánh đến được Quảng Ngãi thì cũng thu được một đống người đi theo ủng hộ. Nhìn xuống phía Nam, thì Châu Văn Tiếp cũng là nghe theo lời "phù Đông cung" đấy chứ có phải vì Tây Sơn đâu.

Như vậy, có lẽ K.W. Taylor đã đúng khi cho rằng Tây Sơn là 1 "lực lượng địa phương", và cuộc nội chiến này mang tính địa phương rất rõ. Tính địa phương quá rõ rệt trong vùng đất đầy xáo trộn của họ Nguyễn.

Và điều để tạo thành chiến thắng của Tây Sơn ở Đàng Trong không có gì khác ngoài sự suy sụp của triều đình chúa Nguyễn. Thời chúa Võ vương, Nguyễn Cư Trinh đã dâng bản điều trần về các điểm yếu trong hệ thống quản lý khắp Đàng Trong, nhưng Võ vương chỉ xem qua mà không trả lời. Thật ra chẳng có ông vua nào "thấy họa trước mắt mà để im", chẳng qua có những thứ nói dễ hơn làm, và làm không được. Trong đó, điều cốt yếu nhất nằm ở hệ thống hành chính Đàng Trong.

Triều đình chúa Nguyễn là triều đình quân sự, phát xuất từ 1 nhóm người bảo trợ chúa Nguyễn Hoàng xuống phía Nam. Từ Quy Nhơn trở đi, họ nhờ cậy vào thế lực của các đại phú gia lâu đời ở ngay vùng đất ấy như Trần Đình Ân - cha vợ của Đào Duy Từ - ở Quy Nhơn, hay Trần Thượng Xuyên ở Gia Định, thậm chí cả các phiên vương như Kế Bà Tử của Chiêm Thành. Với các lực lượng chống đối, họ Nguyễn đưa quân tiêu diệt và cắm lực lượng của mình vào - như vị phò mã họ Mạc tên Nguyễn Phúc Vinh ở Phú Yên. Để quản lý hệ thống ấy, họ Nguyễn nhất thiết phải dựa vào các lực lượng quân sự, các họ tộc lâu đời như Nguyễn Cửu, Trương Phúc, Tống Phúc... Và các vị quan này lại không hưởng bổng lộc triều đình mà thu tiền ở các nguồn được ban làm bổng lộc.

Như vậy, việc "tận thu" xảy ra trong thời Trương Phúc Loan, hay thậm chí trước đó là thời Võ vương mà Nguyễn Cư Trinh khuyến cáo, xảy ra hoàn toàn không thể khống chế được - hoặc chỉ có thể khống chế tạm thời bằng quyền lực nhà chúa với các quần thần. Tương tự như vậy là quyền lực của quân đội. Sự im lặng của Võ vương cũng chỉ vì thế mà thôi.

Ngay cả trong triều đình này, việc triệt hạ nhau cũng để lại hậu quả lâu dài. Dễ thấy nhất chính là việc con của Trần Thượng Xuyên là Trần Đại Định bị Trương Phúc Vĩnh vu cáo mà chết trong tù, vợ của Trần Đại Định là con gái họ Mạc đưa con trai về Hà Tiên. Như vậy, quân Nguyễn chiếm được quyền quản lý Gia Định từ tay quân Long Môn của họ Trần. Nhưng khi Chân Lạp cùng Xiêm La hợp sức tiến đánh năm 1771, đội quân này căng hết sức ứng phó, để rồi... mất luôn Phú Yên, Bình Thuận. Mạc Thiên Tứ chết, cả lực lượng Hà Tiên, Gia Định đều không còn dùng được, để rồi Đỗ Thanh Nhơn phải tự tập hợp lực lượng lại từ đầu. Và chỉ đến khi... Gia Định bị hủy hoại không còn gì, Võ Tánh mới có thể tập hợp được hầu như tất cả sức mạnh của vùng này lại để phản kháng.

Như vậy, sức mạnh đỉnh cao và trượt xuống hố sâu của triều đình chúa Nguyễn là 1 quá trình, Trương Phúc Loan là người có nhiệm vụ... đào hố. Khi quyền lực khống chế tối cao không còn, các lực lượng trong triều đình được mặc sức sát phạt nhau, vơ vét về cho bản thân, tạo nên bất mãn lan rộng trong dân chúng lẫn binh sĩ, ngay cả người trong triều. Kết quả, 1 đứa bé 13 tuổi được cử làm thống soái đi đánh Tây Sơn (không thua cũng uổng), tướng giữ lũy Trấn Ninh thì chả lo chống Trịnh mà lo ép chúa giao Trương Phúc Loan ra giết.

Các chúa Nguyễn có vẻ đã nhận ra điều này, khi quá trình tập trung quyền lực được thực hiện liên tục từ thời chúa Minh cho đến Võ vương, nhưng điều họ Nguyễn thiếu là chính danh. Minh vương cầu phong với Khang Hy nhưng bị từ chối, Võ vương tự xưng quốc vương nhưng vẫn là thần tử của nhà Lê. Vậy là "Quảng Nam quốc" cứ thế ở trong tình trạng hỗn độn sáng tối, mập mờ quyền lực, không thể tạo lập nổi cho mình 1 hệ thống quản lý, luật lệ, hành chính vững vàng hơn. Và các lực lượng khác, kể cả trong chính triều đình hay tại địa phương, cứ thế mà nổi lên lặn xuống như sóng triều. Trong khi đó, các cuộc chiến lớn nhỏ vẫn không ngừng diễn ra, đẩy thế lực của các dòng họ tướng quân này lên cao hơn. Người ta chỉ có thể "cải cách" khi đạt được sự yên ổn nhất định, chứ có ai điên đâu mà cải cách khi đang rối như canh hẹ.

Tây Sơn đã có được tất cả khủng hoảng của triều Nguyễn: kinh tế, chính trị, quân sự, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn địa phương, mâu thuẫn của triều đình - trong thời điểm mà triều đình này suy sụp nhất. Lực lượng thương nhân ở Quy Nhơn kết hợp cùng người được gọi là "giáo Hiến" tự tạo cho mình 1 danh nghĩa phù trợ tông thất, kết hợp với các nhóm dân tộc như hình mẫu các cuộc nổi loạn trong hàng trăm năm đời chúa Nguyễn. Vả lại, sức mạnh "giúp đỡ" Tây Sơn lớn nhất là quân Trịnh cùng với Nguyễn Phúc Dương. Quân Trịnh tiêu diệt đội quân cùng triều đình chúa Nguyễn tại Thuận Hóa. Nguyễn Phúc Dương "cản đường" Tống Phúc Hiệp từ Gia Định đánh lên, giúp Tây Sơn yên ổn được trong thời gian khủng hoảng mất quân Hòa Nghĩa. Và như đã nói, cuộc chiến với Xiêm La và sự sát phạt nhau ở Gia Định đã làm vùng đất này yếu đi như thế nào.

Vậy là, an ổn được ở Quy Nhơn, thấy quân Trịnh đánh xuống Quảng Nam, Tây Sơn cầu hòa nhận tước phong của Trịnh để đi đánh Nguyễn. Bị Tống Phúc Hiệp đánh từ Gia Định lên, giết nữ chúa Bà Hỏa, chiếm lại Phú Yên, Tây Sơn đưa Nguyễn Phúc Dương ra làm bình phong khiến Tống Phúc Hiệp dừng lại (ban đêm ra đánh lén). Hai nhóm Đông Sơn với Hòa Nghĩa đánh nhau ở Gia Định, tạo đà cho họ Nguyễn bị giết hết. Nạn đói ở Quảng Nam gây bệnh dịch khiến quân Trịnh phải lui, Tây Sơn chiếm Quảng Nam. Họ Trịnh giành ngôi với nhau ở Đông Kinh mà rút quân ở Thuận Hóa về, Tây Sơn lên chiếm Thuận Hóa "vườn không nhà trống".

Tất cả "vấn đề" trong hàng trăm năm của triều đình họ Nguyễn đã hiển lộ, kết hợp lại thành 1 khối nổ tung trong thời gian ấy: Các cuộc nổi loạn của thương nhân, tông thất, dân tộc, chiến tranh ngoài biên ải, sức ép của quân Trịnh, kinh tế bị cắt đứt, đấu đá trong triều đình. Và lúc này, triều Nguyễn hoàn toàn không còn chút sức mạnh nào để giải quyết như đã từng.




MM-LVD
Monday, July 24, 2017 Author: Trường An

Rất "lạ thường" là khá nhiều phần của sử VN chỉ có thể tìm được ở... ghi chép ngoại quốc. Đặc biệt là hầu-như-tất-cả những gì liên quan đến Lê Văn Duyệt. Ví dụ như chuyến thăm của sứ thần Miến Điện - vụ việc trọng yếu đã khiến LVD bị xử tội, và cũng liên quan mật thiết đến vấn đề bang giao của VN thời kỳ ấy, nguyên nhân hệ quả của đủ mọi thứ - Nhưng lại không hề được ghi chép cẩn trọng đàng hoàng trong chính sử triều Nguyễn. Hầu như tất cả hành động của LVD trong sử như bị "phủ 1 màn sương" lờ mà lờ mờ, kết quả là nhìn bản ghi hạch tội thì 99% nghĩ "oan ơi là oan".

Đến khi đọc được ghi chép của sứ thần Miến Điện thì đã rõ... chả oan tí nào. =-= http://truongan.name/?p=7310

Này thì lạm quyền cử sứ thần đi làm việc riêng rồi chém gió với vua rằng đi mua vũ khí. Này thì tự tiện kết giao kéo sứ Miến Điện đến VN "âm mưu" đi đánh Xiêm, rồi đùng đùng cãi nhau với vua đòi đánh nhau - Này thì dặn dò của Gia Long "đừng gây chiến ngoài biên ải" đã ném ra sau đầu vạn dặm. Này thì gài vua vào thế đã rồi, rồi gây hậu quả to bự cho sau này - Thằng Xiêm nó biết nó sang VN hạch hỏi đủ thứ, đến khi Lào đánh nó thì nó quặc luôn sang trách nhiệm của VN, đánh xuống luôn Chân Lạp (Ờ mà Chân Lạp dưới thời LVD chả biết quản lý kiểu gì để 10 thằng hết 9 bất mãn, ông sứ Anh còn buông 1 câu "thảm hơn cả dưới sự cai trị của Xiêm"). Nói chung, nhìn tội quả thật... chả oan tội nào.

Bonus thêm dưới ghi chép của ông sứ thần thì này là quan dưới trướng LVD tham ô tham nhũng, này thì lạm quyền như vua, này thì xử phạt tàn khốc chả cần luật lệ gì, chỉ cần ngứa mắt là đem chém... Các ghi chép của Li Tana thì nào là hàng hóa buôn vào Gia Định thì toàn thuốc phiện, bán ra thì toàn là gạo (đồ cấm bán), ông nào bà nào cũng nói đến bọn buôn lậu hoành hành ngoài khơi.

Kể cả những chuyện của người liên quan tới LVD trong triều, ngay cả 2 ông người Pháp. Năm 1823 Minh Mạng đã cho tìm mua thuyền Tây cũ về lắp ráp nghiên cứu lại, nhưng việc này lại không được ghi trong chính sử - nó nằm trong Di biên của "người ngoài" lẫn ghi chép của ông con lai Pháp. Và lục đục của MM với 2 ông quan Pháp quanh chuyện người muốn nghiên cứu tàu người muốn... lập ràng buộc cho Pháp cũng rơi rớt mỗi nơi 1 mảnh. Sau mấy hồi đọc lại thì nhận ra chả phải sử quan "không biết viết sử", mà chả qua là... lúc nào LVD cãi nhao với MM mà "không có lý" thì... bỏ qua, lúc nào thấy "vua có vẻ sai sai" thì ghi vào, LVD làm gì sai thì không ghi, mà hễ MM khen LVD là phải ghi, cái gì không ghi không được thì ghi 1 nửa, chả ai biết đầu cua tai nheo nó ra làm xao, mà sai to đi nữa thì... Lê Chất sai.

Ờ mà, khi nhớ đến đoạn "làm tàu" trên kia thì tự nhiên nghĩ ra... sử này có sự tác động nào của Pháp hay chăng? Bởi những phần "gọt giũa lược" này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cảm nhận của người đọc về phần rất quan trọng trong thời kỳ ấy, là kiểu như nài: Ôi ông LVD thiệt tài giỏi "tự do" làm nên tất cả, chỉ "lực lượng thủ cựu" chống phá ghét ổng. Trong khi LVD chỉ làm Tổng trấn 10 năm, Gia Định do Gia Long xây hết rồi, Chân Lạp do LVD quản 10 người phản hết 9, đến Bạch Xuân Nguyên đánh nhao với Lê Văn Khôi cũng là hục hặc cá nhân trong chính cái nhóm này, quân Xiêm thì do chính LVD "kéo về" do đi đêm với Miến Điện - Nói chung, MM vừa nắm GĐ 1 cái là tất cả tan tành xác pháo trong khi vẫn "chưa hiểu chiện gì xảy ra". Bonus thêm là đám tù phạm Thanh Nghệ kia là MM đã 5 lần 7 lượt gào "đừng có dùng bọn nó, đừng có dạy khỉ leo cây" mà LVD để ngoài tai, để rồi chúng nó chiếm luôn thành. Ờ, vại mà... trách nhịm là của MM nhoa, chớ ông quản việc coi vua như giẻ rách kia vô tội. '______'

Vậy là, 1 cái tổng thể trong thái độ trị quốc trị dân, bức tranh toàn cảnh về cả VN và thế giới trong chính nội bộ VN rơi rụng gần hết, trở thành kiểu xung-đột-cá-nhân chả biết đầu cua tai nheo ra làm xao (với "định hướng" rõ ràng ông-quan-oan).Tất cả lờ mờ 1 cách có-chủ-ý.

Như ngày trước mình từng thắc mắc tại xao LVD lại muốn "hợp tác" cùng Miến Điện đi đánh Xiêm, trong khi Xiêm đang bị Anh "bóp cổ" (Anh tấn công khiến Xiêm đầu hàng). Hành động này sẽ khiến Xiêm... chạy thẳng về phía Anh, dùng sức của Anh đi bóp cổ kẻ địch trước (Và hiện thực đã xảy ra đúng thế, Anh hợp sức Xiêm đánh Miến Điện, VN may quá chưa dính đòn dù sứ Xiêm sang hạch hỏi MM - vầng, MM mới đúng là toàn phải "gánh hậu quả" của LVD).

Đọc lại tự nhiên nhận ra 1 chuyện: Lúc ấy 2 ông quan Pháp kia đang chuẩn bị rời khỏi VN, đang ở Gia Định. Mà 2 ông này nhận lệnh của vua Pháp để "thiết lập quan hệ" với VN kiểu... giống Anh với Mã Lai. Thêm 1 chi tiết nữa là LVD... tỏ ra hâm mộ Napoleon, đây hoàn toàn là do ảnh hưởng của người Pháp. Do đó, có thể chính người Pháp đứng sau việc "xúi dại" này, đẩy VN ra đánh Xiêm, đánh luôn cả Anh để... Pháp nhảy vào.

Chỉ nội trong thái độ của LVD và MM với... Napoleon cũng đã cho thấy quan điểm, nhận định khác nhau. Như trên, LVD khen Napoleon vô cùng, trong khi MM nghe ông con lai bốc Napoleon lên tận trời là... đùng đùng nổi nóng (ờ, cũng chả phải "đùng đùng nổi nóng" đâu, là kiểu không muốn nghe nữa thì đúng hơn). 1 ông thì hẳn nghĩ "bạn ta thiệt là giỏi", 1 ông thì chắc đang nghĩ "nó mạnh vậy mà đánh ta thì ta phải làm xao". Cho nên, 1 ông hăng máo đòi "họp bè đánh nhau" kiểu "có Pháp bảo kê ta không sợ Anh", 1 ông nghĩ thầm "đùa hả người, 2 thằng khác nhao chỗ nào".

Cho nên, người Pháp... rất khoái LVD (kể cả mấy ông cố đạo nọ kia). Với sự "liên hệ mật thiết" của người Pháp trong chính quyền Gia Định (mà 2 ông cố đạo chính là thành phần chủ chốt trong phản loạn), liệu có thể cho rằng xung đột dằng dai của 2 bên về đủ thứ có sự góp phần của mấy "bàn tay lông lá" hay chăng? Dù gì, chiện chởi nhao tung trời quanh mấy ông sứ Miến Điện khởi đầu cho tất cả ồi đó (Và sử VN dím sạch, vô cùng sạch).

(Chú thích: Chiện Anh với Mã Lai cũng "vui" lắm. Ban đầu Anh "hỏi xin" cái cảng be bé ở Singapore làm chỗ đậu tàu thôi nha, rồi mấy năm sau... Anh chiếm nguyên cái tiểu quốc Johor nha. Mấy năm sau nữa là chính quyền Mã Lai trở thành puppet của Anh nha. Cho nên ai mà tin cái chiện "chúng nóa" "chỉ đi xin đất lập khu buôn bán" thì... ngây thơ dễ xợ. :v )




Con trai Lê Quý Đôn
Monday, July 24, 2017 Author: Trường An

Đây là nhân vật hầu như ít ai để ý tới, trừ scandal liên quan đến người cha, nhưng là 1 nhân vật kiểu "rất thú vị". Lê Quý Kiệt, hay trong sử Nguyễn thì phổ biến hơn với tên gọi Lê Duy Thanh.

Trước tiên nói về xì can đồ, thì năm 1775, Lê Quý Kiệt dính phải vụ án đổi quyển thi với 1 thí sinh khác, bị buộc đánh rớt. Lê Quý Đôn bị tội chủ mưu vụ này, bị cách chức đi hiệu lực, Lê Quý Kiệt thì bị chúa Trịnh giam vào ngục.

Nhưng mà, đến năm 1808, ngay kỳ thi Hương đầu tiên của triều Nguyễn, Lê Quý Kiệt đậu ngay ở trường Sơn Tây. Năm 1810, Lê Quý Kiệt được triệu cùng các học sĩ khác như Phạm Quý Thích về Huế, phong chức Đông các học sĩ. Sau đó, trong công cuộc tìm lăng, Lê Quý Kiệt lại đóng vai trò rất quan trọng khi "tìm ra" đất làng Định Môn núi Thọ Sơn. Năm 1814, Lê Quý Kiệt thăng tiếp Thị trung trực học sĩ kiêm Thái thường tự khanh góp việc Lễ bộ.

Nhìn "thành tích" này thì Lê Quý Kiệt chắc hẳn chả dốt đến độ phải có người làm bài thi hộ - hoặc quả thiệt thời trẻ chơi bời đổ đốn nhưng bị 1 lần sợ xanh mắt đã chịu tu tỉnh học hành. Nhưng cuộc đời Lê Quý Kiệt còn có 1 "vai trò" khác: Góp phần "thổi lửa" đẩy mâu thuẫn của Minh Mạng với 2 ông quan họ Lê lên cao, cao, cao.

Theo Minh Mạng kể thì ngày còn làm hoàng tử chả mấy khi tiếp xúc với quan lại bên ngoài, chỉ đi tìm đất xây lăng chung với Lê Quý Kiệt thì mới thân nhau. Theo cái "dư luận bên ngoài" kiểu Quốc sử di biên thì các quan trong triều cãi đông cãi tây chứ chả ai muốn lập Minh Mạng, chỉ có Lê Quý Kiệt "trước sau như một" ủng hộ - ờ, cái này thì cũng chỉ là tin đồn nghe cho vui thôi. Nhưng 1 phần có vẻ rất đúng là Minh Mạng vốn... chả thân với ông quan nào thật. Ngoại trừ mấy ông thầy thì quan thân bên cạnh MM sau này chỉ là mấy ông bạn học cùng thuở bé, ít thân hơn tí nữa thì là mí ông xuất thân thấp được cất nhắc sau này. 1 phần bản tính MM vốn ghét chuyện chia bè kéo phái, 1 phần chắc do Gia Long - vừa kiểm soát con mình mà cũng vừa "cảnh giác" với mọi trò kéo phái, cho nên khôn ngoan nhất là đừng có làm. =))

Nói như vậy thì nếu Lê Quý Kiệt "dám" ra mặt ủng hộ thì chưa chắc đã sống nổi. Nhưng mà nói chung thì 2 ông này thân nhau đi. Cho nên sau khi MM lên ngôi đã cử Lê Quý Kiệt đến làm Hiệp trấn Sơn Nam thượng - cũng theo lời "tự sự" thì chủ ý là để coi có biết làm việc thực tế gì không. Mà Sơn Nam thượng là đất thuộc Hà Nội với Hưng Yên sau này.

Mà vầng, như mọi ông "Hiệp trấn" do MM phái đi khắp nơi thời này, năm 1820 được phong chức, năm 1821 Lê Quý Kiệt bị tố cáo tham nhũng - Theo Di biên thì là do Lê Quý Kiệt cãi nhao với ông quan cùng làm, bị người ta bới ra việc người nhà dựa thế làm bậy, xúi dân cầm đơn tố vua đang ở Bắc thành chờ sứ phong. Lê Quý Kiệt khóc xin quan Kinh tra xét chứ đừng để Nguyễn Hựu Nghi tra, thằng cha này mà tra thì thà chết còn hơn.

(Vầng, Nguyễn Hựu Nghi là người đã tố án vụ... Nguyễn Văn Thành. Mà theo mấy ông quan thậm thụt nói với nhao thì thằng dụ con Nguyễn Văn Thành "làm thơ mưu phản" ấy vốn là môn khách của Nguyễn Hựu Nghi chứ không ai khác. Mà theo nguồn khác nữa thì Nguyễn Hựu Nghi là người của Lê Văn Duyệt. Nói chung, dòm cái là biết... thà chết còn hơn thiệt.)

Vậy là, Lê Quý Kiệt liều chết xin thay người xử, Lê Chất đứng 1 bên gào đồ vô lễ phải chém, chém, chém. Minh Mạng thấy thế thì trói Lê Quý Kiệt lại đưa về Huế xử. Ở trấn Sơn Nam, Lê Chất lấy được hết "lời nhận tội" của người nhà người xung quanh đưa về Huế, Lê Quý Kiệt bị cách chức đi làm việc không công ở Quảng Bình. Vậy vẫn chưa yên, năm 1824 cả Lê Chất với Lê Văn Duyệt vào tâu xin về hưu vì tội... vua không xử chém Lê Quý Kiệt, luật không vững dân không tin làm việc không được.

Tất nhiên, chiện này thì chỉ là cớ thôi, mâu thuẫn thiệt thì... cả đống nhưng không tiện nói, lôi cái gì "chính nghĩa" nhất ra nói. MM quăng bản án lại bảo xem có sai gì không, thì thôi (Lần nữa, thiệt ra mí ổng dàn xếp được bằng cái gì thì... chả biết). Nhưng đã giả điên thì làm luôn, đến sau này Lê Chất lại bị xử vì cái tội lằng nhằng bám mãi cái án này.

Mà thật ra thì ngoài vai trò "cái cớ" ra, Lê Quý Kiệt "đạp đuôi" gì Lê Chất đến cái mức phải giết mới nghe? (À, quên việc Lê Chất thiệt là "thanh liêm cao quý" như tiếng đồn về ông đồng liêu đê. Di biên chép chiện linh tinh còn viết bà vợ 3 của Lê Chất mở đàn chay cầu tự suốt 9 ngày 9 đêm kìa).

Khi Lê Quý Kiệt bị xử, Thực lục trích lại lời MM nói lúc đưa Lê Quý Kiệt làm Hiệp trấn: chả phải ta yêu ghét riêng quan miền nào đâu, đâu cũng là dân ta mà. Lúc đầu đọc thì thấy hơi ngược ngược, sau mới nghĩ ra: MM phải "thanh minh" cho việc dùng quan người Bắc chớ hông phải là ngược lại. Dòm suốt dàn đại quan thời ấy toàn quan miền Nam.

Tiện phải nhắc lại thì là ngay trước và sau khi MM được lập làm thái tử, 1 đống quan miền Bắc bị "thanh trừng" khi Lê Chất được đưa ra Bắc thành. (Dẫn đến cái chuyện Nguyễn Du được cử làm Đại học sĩ vào đúng năm này luôn nhưng vào triều im thin thít, chính MM lúc đó là thái tử chạy lại bẩu có gì nói đê, triều ta hông kỳ thị Bắc Nam gì đâu, chỉ tại đám kia có tội mà - vầng, ổng bị bịnh "lý tưởng hóa" hơi bị nặng). Cuối cùng trong dàn quan miền Bắc chỉ còn mấy ông "học sĩ" làm việc văn thư là còn sống sót.

Trong đó thì Lê Quý Kiệt cũng coi như là sứt sẹo gì vẫn còn 1 chút "thân thế", cha dù sao cũng là đại quan cũ, nhà dù sao chắc cũng có chút của cải (vợ LQĐ nổi tiếng vì giàu). Ý định của MM cho Lê Quý Kiệt đến Sơn Nam làm quan cũng rõ luôn, là để "nghe ngóng tình hình", xem xét người trong vùng, coi tiến cử được ai thì làm - như sau này MM gom được 1 mớ quan, mà ông "được việc" nhất là... con nuôi của Nguyễn Văn Thành.

Cho nên... bị đập là phải đạo. Dù chưa thảm bằng Huỳnh Công Lý ló mặt đến Gia Định được mấy tháng đã bị tố án "méo hiểu ra sao", Lê Quý Kiệt đã "hy sinh" theo lời tự sự: Huhu, lúc bị lệnh đi trấn tui đã từ chối rồi mà hông được, tối ngày nơm nớp lo sợ mắc tội mà cuối cùng cũng dính. (Hãy nhớ tới lời MM thường dùng khi dụ khị người khác đi làm trấn thủ "tui biết ông tốt lắm hông làm gì nên tội đâu, cẩn thận là được ha, ha, ha" :v ). Thiệt ra theo logic thì có thiểu năng đến mức nào mới đi đơn thương độc mã gây chuyện ở chỗ Lê Chất, với 1 ông vua mới lên ngôi được có mấy tháng "chống lưng"?

Và rồi, trong 1 đám quan nhà Trịnh, hầu như chỉ mỗi ông bố Lê Quý Đôn "được" sử quan viết Cương mục "đặc cách" cho mấy đoạn chê bai nát nước lên bờ xuống ruộng vô cùng "đặc sắc": Làm quan thì nhờ đút lót mà lên chức, làm việc thì vừa bất tài vừa bất lương, làm người thì vô cùng ba chấm. :v Trong khi ân oán cá nhân hay ân oán triều đại thì chả có, LQĐ thì cũng chỉ là ông học sĩ viết lách nọ kia, làm quan sai chỗ nọ chỗ kia chớ cũng chả lớn hơn ai mà cũng chả quan trọng hơn ai. Vậy mà dòm suốt ngàn năm lịch sử, trăm năm triều Trịnh chỉ có ông LQĐ bị "chú ý đặc biệt" đến mức độ này. =))))

Vừng, sau khi dòm can cớ của ông con Lê Quý Kiệt, tự dưng hiểu ra luôn. Đã bẩu, từ lâu mềnh đã có cảm giác rất to rằng sử quan theo phe LVD chớ hông phải là ngược lại âu. =))))




Sandglass 3
Thursday, July 6, 2017 Author: Trường An

Thiệt ra thì HQ đến năm 1987 mới có cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên, và đến năm 1997 mới có "cuộc chuyển giao ngôi vị cho đảng đối lập" 1 cách hòa bình đầu tiên (trước đây toàn là đảo chính).

Nói như vậy để biết tình hình chính trị HQ nó là như nào, hông phải như cách người VN thường nghĩ "ôi chao nó đi theo Mỹ theo tư bản vại là dân chủ tự do, thượng tôn pháp luật, vv lắm lắm".

Ngược lại, theo chính trong bộ phim này nói "Mỹ ủng hộ tổng thống Park vì ông ấy mạnh mẽ, chúng ta không thể để cho Mỹ thấy chúng ta yếu đuối". Park Chung-hee, chính là vị tổng thống được gọi là độc tài, đoạt ngôi vị bằng 1 cuộc đảo chính và đặt thể chế độc tài quân sự lên khắp đất nước, cho đến khi bị ám sát vào năm 1979. Và 1 phần của các cuộc biểu tình trên khắp HQ vào những năm 80s là tâm lý chống Mỹ.

Để hiểu điều này thì cần liên tưởng đến chính trị miền Nam trước 75, những gì mà Mỹ đã làm với chính trường miền Nam. Thứ Mỹ cần ở đây là 1 chính phủ đủ sức khống chế cục diện, để phục vụ cho mục đích ngăn chặn "làn sóng đỏ" lan xuống ĐNA. Do đó, Mỹ có thể cho chính phủ "độc tài" của Ngô Đình Diệm tồn tại hơn 10 năm, nhưng rồi lại đứng sau đảo chính lật đổ nó khi hành động của chính quyền này nằm ngoài tầm kiểm soát. Nhân nhắc nhớ lại, các cuộc càn quét, thanh trừng CS tàn khốc nhất chỉ đến sau khi NĐD bị lật đổ, còn trước đó mục tiêu của NĐD là xây dựng, củng cố quyền lực cho chính mình - cho nên mới có tin đồn NĐD sẵn sàng bắt tay với miền Bắc. Chiêu bài "dân chủ, tự do" mà các chính khách đối lập sử dụng cũng được truyền thông Mỹ tuyên truyền, đẩy lý do cho cuộc đảo chính thành 1 cuộc "cách mạng vì dân chủ".

Quay lại với HQ, thì giới chính khách HQ trong những năm ấy cũng y chang miền Nam VN. Sau cuộc chiến với miền Bắc, chính trường HQ như canh hẹ, và HQ trở thành "sân trước" Mỹ dùng để đối kháng với TT lẫn TQ. Thứ Mỹ cần, do đó, là 1 chính quyền đủ mạnh mẽ - lý do y chang như lúc Mỹ chọn NĐD. Và để đủ mạnh, giới chính khách này cần làm mọi thủ đoạn để giành lấy quyền lực, trừ diệt đối thủ, củng cố vị thế. Họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, đơn giản là... đập chết thằng kia, phức tạp thì là tranh giành quyền và lợi ích kinh tế. Từ đó, doanh nhân trở thành "máy bơm tiền" cho chính phủ, và doanh nhân cũng dựa vào chính phủ để đoạt lấy lợi ích cho bản thân. Nhờ quyền lực, doanh nhân làm đủ trò bức hại dân chúng, chiếm đoạt bất cứ thứ gì có lợi cho mình. Nhờ tiền bạc, chính khách giữ vững quyền lực của mình. Mối quan hệ cộng sinh này đẩy tất cả gánh nặng xuống tầng lớp dưới.

Chính quyền của Park Chung-hee nổi tiếng là 1 chính quyền độc tài với hàng loạt cuộc bắt bớ, thanh trừ, ám sát, đàn áp. Nên khi Park Chung-hee vừa chết, khi những cuộc đảo chính khác lại nổi lên, phong trào đòi "dân chủ tự do" cũng nổi lên - Mà thật ra thì, Gwangju chính là vùng của Kim Dae-jung, người sẽ trở thành tổng thống HQ vào năm 1997, thuộc về đảng đối lập với Park.

Thật ra nhìn mọi thứ đơn giản thì sự việc rất đơn giản, thiệt.

Năm 1980, sau khi tổng thống Park bị ám sát, các cuộc biểu tình nổ ra khắp nơi ở HQ do giới sinh viên cầm đầu, cộng thêm vào đó là công nhân các nhà máy. Tháng 12-1979, sau khi tổng thống Park qua đời, Choi Kyu-hah làm cuộc đảo chính giành chính quyền từ chính phủ lâm thời, đến tháng 4-1980 thì chính quyền cũ giành lại vị thế. Trong thời điểm này, vì lo sợ "Mỹ thấy ta yếu đuối không kiểm soát nổi tình hình", cộng với lo ngại về tư tưởng CNXH trong giới sinh viên (có thể là cả nghĩ rằng đảng đối lập đứng sau kích động), cùng với cuộc đấu đá trong chính nội bộ đất nước, chính quyền HQ cho lệnh đàn áp.

Chỉ ví dụ, sau vụ Gwangju, gần 1400 người bị bắt, hơn 400 người bị tù, 7 người bị tử hình. Trong đó có 2 sinh viên đứng đầu hội sinh viên chết ngay khi đang bị thẩm vấn.

Ở Gwangju, khi quân đội được phái tới lùng bắt sinh viên thì đã xung đột luôn với dân bản xứ, giết nhầm còn hơn bỏ sót. Dân chúng tụ tập nhau lại, ban đầu là biểu tình, sau là tự vũ trang chiếm luôn Tòa thị chính đối đầu với quân đội. Lực lượng vũ trang được đưa tới Gwangju.

Kết quả, chính phủ nói thì chết có khoảng 200 người, nhưng con số tin đồn thì phải từ 600-2000.

Cho nên, nơi gọi là Cuộc nổi dậy Gwangju, nơi thì gọi là Cuộc thảm sát Gwangju.

---

Bộ phim này được làm năm 1995, 2 năm trước khi Kim Dae-jung trở thành tổng thống - Nên phải nói thiệt là nó cũng "bè phái" rõ rành rành. Nào là "đảng đối lập thật đáng thương, chúng ta cần bỏ phiếu cho họ", nào là bỏ qua hoàn toàn vai trò của những chính khách phe đối lập, cho thấy cái đảng cầm quyền kia chỉ giương vây hổ báo 1 mình, làm đủ trò đen tối tàn ác dã man. (Nhưng mờ đời này diễn vai cổ tích cho ai xem vại?)

Ngay cả trong HQ thì trước đây cũng chẳng mấy ai biết vụ việc Gwangju, cho đến khoảng đầu những năm 90, nhất là bộ phim này đã tạo nên cơn "địa chấn" (và nhất là tạo tiền đề cho Kim Dae-jung thắng cử. Như đã nói, Gwangju là vùng của Kim Dae-jung, cho nên sau vụ việc ở đây, Kim Dae-jung đã bị tuyên án tử hình rồi được Mỹ đưa đi lưu vong, đến năm 1985 trở về).

Thật ra thì... hãy nhìn số năm. Chẳng phải do các "anh hùng dân chủ" đã chiến đấu và chiến thắng đâu, mà là vì... Liên Xô sập mất tiêu ồi, và TQ đã trở thành đồng minh của Mỹ trong những năm ấy. Không còn đối thủ, đương nhiên Mỹ cũng không còn lo phải giữ 1 chính quyền "mạnh mẽ" để kiểm soát HQ bằng bàn tay sắt. Do đó, lãnh đạo đối lập được đưa về, chính quyền cũng chấp nhận bầu cử, nền "dân chủ" được thành lập. Và rồi, khi không còn thể chế độc tài, các doanh nhân có thể chọn lựa phía mình muốn đứng, sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 khiến mọi chính quyền sập hết, đảng đối lập thắng cử.

Đã bảo, nhìn đơn giản thì đời đơn giản, vậy ó.

---

Nghĩ ra thì cái phim này phản ánh tâm hồn người HQ ở 1 chiều sâu khó tả.

Như tình yêu, mình nói là 2 bạn nhân vật chính có yêu nhau đâu (hay ít ra là 1 phía không yêu). Thật ra, cái theme song dành cho anh vệ sĩ mới là Love theme. Ở bất cứ phân cảnh tình cảm nào, cái theme song này lại nổi lên. Đúng vậy, thật ra tình cảm của 2 người này mới là tình yêu, cái tình cảm câm lặng này mới là "nền tảng" của phim. Nhưng mà ngay từ khi bắt đầu, 2 người chỉ luôn là kẻ đứng bên 2 bức tường không thể vượt qua. Anh không đủ ngông cuồng để tuyên bố "anh sẽ mạnh lên để có được em" như nam chính, em thật ra cũng chẳng thể nào bỏ xuống địa vị, trách nhiệm của mình. Ngay cả khi em bảo anh bỏ đi cùng em, anh cũng chỉ nói anh biết là em chẳng bỏ đi đâu. Mà nếu đã đứng ở vị trí hiện tại, vĩnh viễn cũng chỉ có thể là như thế. Anh xây dựng bức tường kiên cố vĩnh viễn không thể vượt qua.

Em yêu cha em, nhưng cha em có thể hy sinh, làm tổn thương em vì công việc của mình. Mỗi lần em muốn tiến lên thì bị bức tường kia chặn lại. Tất cả xa lánh em vì địa vị mà em có. Chỉ có 1 kẻ ngông cuồng bất chấp chạy đến nói "em là của tôi, tôi sẽ không để mất em". Nhưng em yêu kẻ ấy hay vì khao khát khác của riêng mình?

1 kẻ xuất thân dưới đáy, càng vùng vẫy càng bị giẫm đạp, chỉ có cách vươn lên duy nhất là đi cùng với bóng tối. Là kẻ cả đời sống vì tình yêu, cuối cùng rơi hẳn vào bóng tối. Thật ra thì cả đời anh có oán hận ai đâu, anh chỉ biết yêu thương mọi người, làm hết lòng hết sức cho tất cả. Nhưng chỗ ở của anh là bóng tối, nơi duy nhất chấp nhận anh, cũng là nơi hủy diệt anh. Tình yêu đơn thuần nhất, chỗ ở của nó là bóng tối.

1 người lớn lên với nhận thức "cái gì đúng là đúng, sai là sai" lại phải mang mặc cảm tội lỗi suốt đời, lại đối mặt và trở thành 1 bộ phận của quyền lực. Rồi sau đó, nỗi đau của anh cũng chẳng là gì. "Ai mà không có vết thương", gặm nhấm vết thương của mình, cảm giác tội lỗi của mình là đồ ích kỷ. Chỉ có lao lên, dùng cả cuộc đời để bù đắp, để sống vì người khác.

"Ai mà không có vết thương", nhưng gặp nhau vẫn chỉ nở nụ cười. Giải quyết được gì - có thể là không gì hết. Chúng ta chờ đợi, nhưng có thể là chẳng bao giờ có kết thúc. Bao nhiêu nỗi đau đã trải qua, cái quan trọng là "sau đó" - Sau đó, chúng ta sẽ sống - đã sống như thế nào.

Hồi trước mình từng bảo chứ tư tưởng của xã hội HQ khá là "kỳ cục". Tự nhiên xem bộ phim này xong hiểu ra hết sóng ẩn sóng ngầm.

---

Muốn hiểu HQ thì coi phin này đê. :meo7:




Hoàng Công Lý là ai?
Saturday, October 22, 2016 Author: Trường An

Thì hẳn là ai ở SG cũng đã nghe qua câu chuyện: Hoàng Công Lý là cha vợ Minh Mạng, ông ta tham ô bị Lê Văn Duyệt phát giác. Vua muốn bao che, LVD quyết tâm "trừ hại cho dân", blah blah. Vấn đề là, dòm hết danh sách cung phi của Minh Mạng không có lấy nửa cái họ Hoàng. :v

Dù Thực lục nhắc đến Hoàng Công Lý khá nhiều lần nhưng Liệt truyện lại không ghi chép gì, cũng không có "manh mối" gì về dòng họ xuất thân của HCL. Cái chi tiết "cha vợ" kia cũng chỉ xuất phát từ các nguồn tin rất "hư cấu" - đừng bảo vì HCL có tội nên con gái không được ghi, đến con Lê Chất còn ghi nữa là. Các cuốn sử đồng thời của "người ngoài" như Di biên, Ký văn đều không hề nói HCL có dính dáng gì tới gia đình MM. Như vậy, Phó Tổng trấn Gia Định HCL là ai mà lên được chức tước như thế?

Lật lại Thực lục, lần đầu tiên nhắc đến HCL là năm 1801, Gia Long đánh úp Phú Xuân, rồi phong HCL làm Thuộc nội Cai đội. Đây là cuộc tấn công bí mật, GL đã dùng quân mới mộ từ GĐ đến để đánh, cho nên đây cũng có thể là lần đầu tiên HCL "xuất trận" trên quan trường. Như Minh Mạng sau này nói "Hoàng Công Lý không có công trạng như các ngươi (các công thần)".

Trong thời GL, HCL rất được tín nhiệm. Từ Vệ úy vệ Thị trung được làm Trấn thủ Bình Định, rồi Tả Thống chế. Đến việc xây dựng Kinh thành cũng có HCL chỉ huy. Rồi HCL được cử làm Phó Tổng trấn GĐ - trước khi LVD đến. Khi người Chân Lạp nổi loạn, HCL không đánh dẹp nổi mới cử LVD đến.

Và rồi, LVD làm Tổng trấn, HCL bị tố tham nhũng, bị xử tử ngay ở GĐ.

Nếu muốn dò lại "tung tích" HCL, thì "tình cờ" sao thời đó cũng có khá nhiều người họ Hoàng Công. Đáng chú ý là năm 1793, Nguyễn Đô từ Huế vào GĐ, đưa theo 1 người là Tri huyện Hoàng Công Khê. Trong quân Võ Tánh ở Bình Định cũng có 1 vị hàng tướng Bình Định tên là Hoàng Công Thành, cũng chạy về phía GĐ năm 1793.

=> Hãy nhớ đến lúc Hoàng Công Lý được cử làm lãnh Trấn thủ Bình Định trong khi chỉ là 1 Vệ úy. Đây có vẻ là 1 "chiến lược an dân" tạm thời vì sau đó HCL lại được rút về Huế.

Khả năng rất cao, HCL là người Bình Định, chính là dòng dõi của những hàng quan hàng tướng này. Điều này cũng có thể "lý giải" tại sao HCL "1 trận thành danh", đồng thời tại sao lại được gia tăng cấp bậc nhanh như vậy. Các tướng tử thủ Bình Định lẫn dòng dõi của họ được trọng dụng rất cao, ngay cả Ngô Văn Sở.

Nhìn lại hành trạng của HCL, ta lại thấy 1 chi tiết vô cùng đáng chú ý: HCL chính là người cuối cùng gặp Nguyễn Văn Thành. Thực lục không nói nhưng Liệt truyện ghi rõ ràng HCL chính là người dâng thư trần tình cuối cùng của Nguyễn Văn Thành cho Gia Long, khiến vua cởi bỏ mọi tội trạng cho NVT. Tại sao HCL có được lá thư đó, cũng như là người cuối cùng NVT bộc bạch hết sự uất ức của mình - Hẳn nhiên, HCL phải là người rất thân với NVT.

Vầng, ta bảo - tranh chấp thời ấy nó chỉ loanh quanh về lại "điểm khởi đầu" này à. :v Ta tưởng tranh chấp là ở thành Nam, thực ra "tâm điểm" của nó lại nằm ở thành Bắc. =))

Đầu năm 1820, GL chết, MM lên nối ngôi. Khi đưa Lê Văn Phong, em trai Lê Văn Duyệt làm Phó Tổng trấn Bắc Thành, MM cũng đưa HCL về làm Phó Tổng trấn Gia Định. HCL được giao đào sông An Thông, rồi chỉ mấy tháng sau Chân Lạp nổi loạn, sự việc xảy ra như trên.

Theo sử Nguyễn, MM không có hành động nào để "gỡ tội" cho HCL, thậm chí không cho gọi về Huế xử mà để lại GĐ cho LVD xử - trái ngược với Trần Nhật Vĩnh sau này (vầng, nhân vật TNV này cũng rất đáng chú ý, để nói sau). Có thể thấy HCL là vị đại quan lớn nhất (cho đến lúc ấy) bị xử tử vì tội tham nhũng, cho nên ngay chính MM cũng lấy "tấm gương" ấy nhắc đi nhắc lại. Nhưng mà - nhìn lại khoảng thời gian ngắn ngủi HCL đến Gia Định, liệu có thể nào mà có thể gánh nổi tội trạng "tàn ngược dân chúng khiến dân nổi loạn", làm như toàn bộ trách nhiệm trút lên hết HCL (Chân Lạp lúc ấy cũng coi như thuộc về GĐ, nên dù quan quân VN đối xử rất "ba chấm" thì lỡ làm gì bị tố cũng gánh hết).

Vừng, nói HCL đến GĐ thời gian quá ngắn, thì thật ra là đang nhắm đến người cai trị GĐ trước đó, suốt từ 1816-1820: Trịnh Hoài Đức.

Quan hệ của Lê Văn Duyệt và Trịnh Hoài Đức sau này đã chuyển về trạng thái gần như kẻ thù. LVD thậm chí nhiều lần công khai lẫn nói sau lưng bảo Minh Mạng phải giết THĐ đi.

Phía THĐ thì chẳng rõ thái độ, nhưng có 1 việc rất rõ: Phía LVD từng ép chết người anh em thân thiết của THĐ là Ngô Nhơn Tịnh. Trong thời gian làm Hiệp Tổng trấn với LVD, Ngô Nhơn Tịnh bị tố cáo oan, uất ức mà chết.

Còn nếu truy ra xa hơn, thì THĐ cũng có quan hệ rất tốt với... Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường.

Sau khi HCL chết, MM cử Trương Tấn Bửu về làm Phó Tổng trấn GĐ cùng 1 lời nhắn nhủ đầy hàm ý: Ta biết ngươi không đến nỗi không giữ pháp luật, nhưng ở quan trường hiền quá thì đám người dưới làm càn đổ cho người trên, nhìn gương HCL ấy. Rốt cuộc Trương Tấn Bửu cũng "chịu nhiệt" được hơn 1 năm, đào xong kênh Vĩnh Tế là xin về hưu luôn, 5 năm sau mới chết.

Từ đây có thể đặt ra 1 nghi án lớn hơn về chuyện sát phạt nhau của 2 phe phái kéo dài suốt thời GL sang đến thời MM, mà HCL chính là "chốt thí" của cả 2 bên. Điều này không có nghĩa là nói HCL không có tội hay LVD đích thân ra tay, mà là 1 "hệ thống" - như MM nhắc nhở Trương Tấn Bửu.

Cũng như cuối đời LVD cũng mắc phải "cục nghẹn" Trần Nhật Vĩnh. Ngay cả ông sứ thần Miến Điện đến GĐ chỉ có mấy ngày cũng nghe tiếng tham ô lạm quyền của "vị quan thân cận với Tổng trấn" này luôn. Nên 1 viên quan hầu cận MM có chuyện vào GĐ cũng trở về báo cáo lại với vua về Trần Nhật Vĩnh. LVD nổi giận đùng đùng ép vua phải giết chết người tố cáo này. Đến ông sứ Miến Điện cũng ghi nhận 1 trường hợp có ông quan bị LVD xử tử, tịch biên gia sản vì "âm mưu làm hại" viên quan thân cận của LVD.

Không rõ số phận của viên hầu cận ra sao. Nhưng đến cuối đời, khi quân Gia Định thua thảm luôn quân Chà Và, khi GĐ rối như canh hẹ, người dân bắt đầu ùn ùn kéo đến tố cáo Trần Nhật Vĩnh, LVD mới đau khổ nhận ra tin nhầm người. Mà sau này hễ nhắc đến LVD là MM lại bắt đầu lôi tên TNV ra chởi. :v

Vụ xử án Trần Nhật Vĩnh này cũng rất là "phức tạp". Nhận thư tố cáo, LVD báo lên, MM gật đầu bảo "ông xử luôn đi, khỏi đem về kinh". Vậy mà chả hiểu sao mấy tháng sau TNV bị xử tử ở Huế - điều này cho thấy MM cũng chả còn tin gì "pháp luật" ở GĐ, và có thể cũng đã tranh cãi hơi bị nhiều.

---

Mình từng nói chớ, "tập đoàn" lâu nhâu phía dưới LVD là bọn vô cùng đáng xợ, thiệt luôn.

---

Có nhiều người từng nói, sử VN được viết như... sao lại kịch truyện của TQ, từ binh biến Trần Kiều đến... Tây du ký.

Thật ra, "biểu tượng" chính là những... mơ ước không thành. :v 1 quốc gia "không có lịch sử" mà chỉ thích "biểu tượng" thì đừng hỏi xao rơi từ hố đen này sang vụ nổ Bigbang khác.

"Em ơi lâu đài tình ái đó, chắc không có trên trần giannnnnn..."

Nghe chơi thoai, đừng tin. :v https://www.youtube.com/watch?v=ff-z1o0d1EE





Copyright © Trường An. All rights reserved.