Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

YTT
Sunday, August 25, 2019 Author: Trường An

Khâm định Đại Nam điển sự lệ - Đền Ý Thục:

"Gian chính giữa phụng thờ Tiệp dư họ Nguyễn Thường, phụng thờ cung nhân họ Lê; gian thứ nhất bên tả thờ...(abc xyz quá lười để chép)."

Sau khi An tần chết thì đưa bà ấy vào gian chính giữa, chuyển cô Tiệp dư đi sang gian bên, tất cả đều chuyển vị trí, chỉ có "cung nhân họ Lê" vẫn cứ yên vị ở gian chính giữa. Vừng, là cung nhân thôi đấy.

Mị đã bẩu, MM thật ra thích cô con gái Lê Chất mờ. Phế xong rồi, cả nhà chết rồi, án treo đầy đầu, cũng ráng đem vào thờ ở gian chính giữa, trong khi ờ thì thường có "tình nghĩa" lắm cũng đem thờ phụ ở góc nào thôi.

Thiệt ra lúc bị nghị xử thì vua vẫn còn cố gỡ tội cho "con gái đã lấy chồng".

"Nay Chất đã bị người ta truy hặc, thì phải, trái, đã có công luận và pháp luật của triều đình. Vả lại, khi còn sống, Chất đã manh tâm phi pháp, dù người thân thuộc cũng có thể trong lòng biết là hư hỏng, ngấm ngầm chê là trái, huống chi phàm người có lương tri lương năng, ai không căm giận? Chẳng qua sợ thế lực mạnh tợn của hắn, nên không ai tố cáo ra đó thôi, chứ quyết không chịu về hùa ăn cánh, a dua với hắn để đi đến chỗ diệt vong. Nay không cần tra cứu dây dưa hoặc làm lây đến kẻ vô tội. Vậy chuẩn cho đình thần chỉ chiếu theo 16 điều bị hặc mà khép tội bản thân Lê Chất và theo luật mà nghị xử vợ con hắn thôi. Duy con gái hắn đã lấy chồng và cháu trai hắn còn nhỏ dại thì đều miễn tội cho."

Và "cậu tám" của hoàng cung là Tùng Thiện vương lại có bài Ngô vương oán:

Tiểu thí phi lâm địch,
Vô đoan lục sủng phi.
Quân vương tuy hiếu chiến,
Bất nhẫn phủ đài khuy.

(Bày chuyện nhỏ thôi chứ có phải lâm địch đâu, không có nguyên do can cớ gì mà lăng nhục sủng phi. Quân vương tuy hiếu chiến, nhưng cũng bất nhẫn cúi đầu không dám liếc nhìn đài.)




NN
Tuesday, August 20, 2019 Author: Trường An

Tiếp tục công cuộc tẩy xóa:

1830 - Bộ Lại tâu nói: “Về giấy tờ ở các nha môn trong, ngoài, từ năm Gia Long thứ 18 (1819) trở về trước, những tờ chiếu, sắc, chỉ, dụ, gián hoặc có ghi rõ tên nhà vua và những chữ đồng âm khác, nay xin cho sao theo nguyên bản, nếu có kính gặp chữ ngự danh nào thì chiếu theo lối chữ do bộ Lễ chép đưa mà đổi lại điền vào, còn chữ đồng âm khác thì theo nghĩa câu văn mà đổi đi điền vào; rồi làm sớ kính đệ một thể. Về bản giao do bộ đối chiếu cho xác thực. Ở cuối tờ giấy, viết rõ những chữ “năm, tháng, ngày, đình thần phụng sao tống” rồi đóng dấu triện nhỏ có 4 chữ “đồng di hiệp  cung” đưa giao cho giữ lấy. Còn nguyên bản thì thu lấy tiêu huỷ đi. Đến như lời truyền cộng đồng sớ, văn, bẩm văn và các giấy tờ cũng theo đó tẩy đi, điền vào, rồi để lưu chiểu”.

Tại xao chỉ hủy giấy tờ của bộ Lại thôi? Đặc biệt là chiếu, sắc, chỉ dụ thì phải đem hủy, trong khi giấy công đồng thì không?

Năm 1830 lại thêm cái tên nữa được khai quật:

Vân là bề tôi cũ ở tiềm để can lỗi bị cách, nay vua gọi đến, Vân sợ hãi không nói được gì. Vua bảo bộ Lại rằng : “Vân là đầy tớ lâu đời của nhà ta, tự khi nó phải tội, ta rất thương. Nay muốn lại dùng, không ngờ tối tăm đến thế, nếu cho làm quan, chẳng khỏi lại mắc tội. Chi bằng gia ơn cho về hưu dưỡng để tỏ ý thương xót mà bảo toàn cho”.

Vầng, đầy tớ lâu đời mà bị tội đến hơn 10 năm sau vua mới dám-gọi đến, dù "rất thương". Điều này cho thấy năm nào đó đã có kha khá người dính chấu trong 1 vụ nào đó, cho nên... xóa sạch dấu vết ở bộ Lại đi. Giấy tờ bộ Lại là ghi thăng giáng cách chức bổ dùng các kiểu, kiểu "viên A trong phủ hoàng tử thứ tư bị cách chức đuổi đi vì tội này". Cho nên cuối cùng chỉ còn lại cái vụ... đánh cho tuốt xác vì tội trộm thuyền rồi bị giam - vụ này chắc ghi trong giấy tờ bộ Lễ hay bộ Binh. Mà dám chắc trộm thuyền chỉ là lấy cớ thoai, chứ con trai Gia Long quậy tung trời, có ai bị phạt tơi tả thê lương như ông 4 đâu. =))

Vậy mà có vẻ ông 4 gây chuyện chưa dừng lại ở đó. Theo phong cách xử lý các hoàng tử thời MM về sau cũng thấy, hoàng tử phạm lỗi là thuộc viên trong phủ ăn đòn, bị xử. Cho nên... 1 quá-khứ-lẫy-lừng đã bị dím sạch, chỉ còn sót lại vài cái tên "nạn nhân".

Vậy cho nên mới hiểu tại xao thời ấy quan lại trong triều méo ai muốn lập ông 4 làm vua. Dù sau này thì chắc cũng đàng hoàng hơn tí, nhưng dại gái đến độ cả đời nhất-quyết-dại, năm ấy chả biết đã gây chuyện kinh thiên động địa gì, chả biết đã chết đi sống lại kiểu gì đến mức ông bố cho lấy tên Đông Hoa đặt luôn "an ủi con". Đã vại còn mơ mơ màng màng toàn chuyện cổ tích trên mây, trăng sao gió mưa, xong rồi gây chuyện méo kém đứa nào. Xong rồi điên có tụ tửng có đàn kéo 1 đám bạn khùng y chang nhao. Xong rồi học không lo học, mãi về sau có ông quan nào nói chiện "giảng sách" là vua nhảy dựng lên như kiến cắn. Nghĩ thôi cũng đã thấy 1 hình ảnh tràn đầy nghi-ngờ. À, chắc còn thêm tính cả thèm chóng chán, làm không đến nơi đến chốn, như ông suốt ngày dặn quần thần nhớ-canh-chừng-vua, kẻo ông lăn đùng ra méo thèm làm gì nữa. May mà ông chung tình chứ không ông đã nhanh nhảu bán sạch cả đất cả nước vì cô nào rồi.

Lê Chất hân hạnh xếp ông zua trẻ vào dạng... vô dụng hết biết, thiệt ra là có lý do.

Nói chung là, Minh Mạng đã tự tay tẩy quá khứ của mình sạch bách, đến mức thơ văn thời trước chả còn gì, ghi chép mơ mơ hồ hồ. Cái duy nhất còn lại là... dấu vết tẩy. Và tâm điểm của nó là bộ Lại. Đến mức ông bố vợ của Thiệu Trị là Phạm Đăng Hưng đến lúc hấp hối còn phải ráng trăn trối về ghi chép cũ của bộ Lại. Có nó xong rồi năm sau Minh Mạng mới đi phong cho Hồ Văn Bôi được.




N
Tuesday, August 13, 2019 Author: Trường An

Nghi vấn đền Nhị tần đốt nến xuyên ngày đêm...

Định lệ cung cấp nến sáp, dầu, chiếu cho các đền thờ năm 1832:

Đền thờ hai bà cung tần Hồ, Phạm: sáp 39 cân, 13 lạng, 5 đồng cân; dầu 156 cân, 6 lạng; trừ cấp thành tiền 25 quan, 2 tiền; chiếu 24 đôi.

So với các đền khác:

Đền Triển Thân: sáp 14 cân, 14 lạng; dầu 156 cân, 3 lạng; trừ cấp thành tiền 23 quan, 8 tiền; chiếu 22 đôi.
Đền Quy Quốc công: sáp 13 cân, 13 lạng; dầu 77 cân, 14 lạng; trừ cấp thành tiền 11 quan, 8 tiền, 40 đồng, chiếu 5 đôi.
Đền Hoa Quốc công: sáp 16 cân, 4 lạng; dầu 80 cân 1 lạng; trừ cấp thành tiền 12 quan, 2 tiền; chiếu 10 đôi.
Lăng tẩm Nhị vương: sáp 11 cân, 3 lạng; dầu 156 cân 3 lạng; trừ cấp thành tiền 23 quan, 8 tiền; chiếu 24 đôi.
Lăng tẩm Anh Duệ: sáp 15 cân, 4 lạng, 5 đồng cân; dầu 155 cân, 12 lạng, trừ cấp thành tiền 23 quan, 7 tiền, 20 đồng; chiếu 8 đôi.
Miếu Trung hưng công thần: sáp 14 cân 6 lạng; dầu 274 cân, 1 lạng 5 đồng cân; trừ cấp thành tiền 41 quan, 7 tiền, 40 đồng; chiếu 42 đôi.

Cái miếu Trung hưng công thần thờ cả trăm ông, tiền đốt đèn ở các án thờ nhiều thì có thể hiểu, nhưng tất cả các miếu đền khác sáp nến chỉ có 11-15 cân, cái đền Nhị tần làm cái chi mà số sáp nến nhiều gần gấp 4 lần người ta thía? Dầu chỉ là thắp đèn trong nhà, còn nến thì thắp đèn lồng bên ngoài.

Bảo đảm mỗi đêm cái đền này sáng nhất chợ. =))

Mị rứt nghi ngờ đoạn bán-thảm "Cửu bí kim điền chi thái", ông chỉ thiếu điều bắc loa khoe với cả thiên hà thôi chứ che giấu cái gì? Cho nên Thiệu Trị lên ngôi xong vỗ ngực nói "cha ta là thái tử nối ngôi, ta đây con trưởng nối ngôi, chả thèm làm trò nhường nhịn giả vờ chi hết", cả đám con trai chả thằng nào nói gì mà cả đống quan lại cũng không ai ỏ e, dư luận trong vùng êm ru bà rù, không hề có mấy truyền thuyết lao xao kiểu Tự Đức sau này. Trong khi Minh Mạng truyền ngôi chỉ là truyền miệng thôi chứ không có chiếu đâu.

Đến Thái hậu còn thế lày: “Nhân hoàng hậu là người đức tốt đáng khen, hiếu thuận, hiền trinh, vốn được Thánh tổ Nhân hoàng đế kính yêu. Nay gần đến ngày rước lên phối hưởng, già này sẽ thân đến tế một tuần”. Ngày Quý Tỵ, rước thần chủ Nhân hoàng hậu lên phối hưởng ở điện Hiếu Tư. Trước ngày ấy, Thái hoàng Thái hậu thân đến điện Vĩnh Tư tế một tuần.

Mỗi đêm đốt đèn sáng nhất chợ rồi than "phải che giấu ánh sáng"...




NP
Monday, August 12, 2019 Author: Trường An

Tháng 3 năm 1821: "Lúc trẫm mới lên ngôi có chiếu cho trong ngoài xét xem ai là hiếu tử thuận tôn, nghĩa phu tiết phụ, thì tâu xin nêu thưởng để khuyến khích phong hoá. Thế mà đến nay chưa có ai tâu thì sao đáp được cái ý thiết tha giáo hoá, gây dựng phong tục của trẫm”.

Năm 1822: Hạ lệnh cho các địa phương tìm hỏi những dân thọ trăm tuổi và những hiếu tử nghĩa phu mà tâu lên.

"Trẫm kính nối nghiệp lớn, mở rộng đạo trị, phàm là trung thần thì phong tước mà thờ cúng, là liệt nữ thì ban biển mà nêu khen, điển lệ có đủ. Nhưng còn những người thọ đến tuổi kỳ [trăm tuổi ] cùng là hiếu tử nghĩa phu thì được nêu thưởng, cái đạo dạy dân gây tục e còn chưa đủ. Từ nay, quan các thành dinh trấn đều phải dụng tâm tìm hỏi dân gian, có ai trăm tuổi trở lên, cùng là con hiếu thờ cha mẹ, có thực trạng rõ rệt, như tối hỏi, sớm thăm, đón trước ý muốn, noi theo chí hướng, sống nuôi thờ, chết chôn cất, hết đạo làm con, mà châu xã đều khen là hiếu, người nghĩa thì thấy lợi không động lòng, như bắt được vàng mà trả lại chủ, của không muốn có vì may, lợi không muốn được hú hoạ, từ hay nhận, lấy hay cho, đều là hợp nghĩa, già trẻ đều tin là liêm, thì đều cho hương lý kết trình quan sở tại, kể đủ thực trạng, làm sách tâu lên, do bộ Lễ đề đạt để chờ ban thưởng, để biểu dương điểm tốt thanh bình, chấn hưng thói tốt hiếu đễ, cho xứng cái ý thiết tha dạy bảo và sửa tục của trẫm”.

Năm 1827: Xét hỏi những con hiếu thảo, nghĩa phu tiết phụ để nêu khen.
(Năm này tìm được 4 người nà).

Năm 1830: Các địa phương có hiếu tử, thuận tôn, nghĩa phu tiết phụ, quan địa phương xét hỏi kỹ tâu lên đợi nêu thưởng.

Năm 1835: Các địa phương nếu có những người con hiếu, cháu hiền, nghĩa phu, tiết phụ, thì tư hỏi, tâu lên, để nêu thưởng.

Năm 1840: (lặp lại như trên)

==> Từ khi lên ngôi Minh Mạng đã kêu réo tìm nghĩa phu rồi đó, dù chỉ ở mức "nhặt của rơi trả lại, sống đàng hoàng" thôi mà suốt 20 năm tìm được... 4 mống hạng bình với thứ, kiểu nhặt được vàng bạc trả lại chủ. Con hiếu mỗi đợt tìm được vài người, chỉ đông mỗi mục tiết phụ. Cái nài phải gọi là... đàn ông sống tốt quá thầm-lặng hay là của hiếm có khó tìm? Hay con gà tức nhao tiếng gáy nên chả thằng nào ông nào dại mà nêu lên để làm-gương?

Đến cái mức năm 1838 thoai tau không tìm người thật nữa, tau tìm chiện cổ tích coi đây: "Trước đây sắc cho bộ Lễ tư cho các địa phương hỏi khắp chốn dân gian, như có những người con hiếu cháu hiền, chồng giữ nghĩa, vợ giữ tiết và những vật rồng rắn chim muông kỳ lạ, với những sự tầm thường có thể lựa chép được thì không cứ thế đại lâu chóng, lời tục ngữ quê mùa đều không cứ mười phần đúng cả hay không nhưng được nghe thấy cũng được, phàm có lý thú, có thể giúp vui được thì nên ghi chép rõ ràng, đóng thành tập do bộ tâu lên".

Thì quan địa phương nó cũng ức quá nó bịa cho 1 bài bẩu chiện giật gân như ông muốn thì méo có đâuuuuu. Lần này chắc tìm "chồng giữ nghĩa" thật đấy, vì cái bản trả lời bảo là "Trung thần, nghĩa sĩ, sử tất phải chép, còn như con hiếu cháu hiền, chồng giữ nghĩa, vợ giữ tiết, nơi nào là không có, dân ta vốn là man mọi, trong đó làm con cháu mà biết kính thờ thì có, vợ chồng đối xử với nhau, không lấy vợ lấy chồng lần nữa cũng có, nhưng đó chỉ là đạo thường hàng ngày, không cần phải nói thêm thừa. Cầu như người xưa khóc măng, bửa băng, chặt cánh tay hay khoét mắt, không thấy người nào, không dám nói bậy, còn như việc đáng cười thì dẫu nói cả ngày cũng không hết được".

20 năm tìm được 4 mống người-đàng-hoàng, mà lại còn là tổng hết cả 20 năm trước mới ra được, 20 năm sau méo có.

---

Câu chiện trong 20 năm của bác Mạng có thể tóm gọn: Nỗ lực tìm đàn-ông-tốt thất bại thảm thươnggggggggg. Đến cổ tích còn không có mà nghe.

Trong các loại thứt bại, thất bại này đáng ghi vào sử sách ngàn năm. =))




NNN
Tuesday, August 6, 2019 Author: Trường An

"Nhưng trẫm thường nghe ngày xưa, vua nước Hồng Mao ở phương Tây không có con trai, chỉ sinh được người con gái, gả cho vua nước Pha-nha, nguyên tục ở phương ây, dù tôn quý làm vua một nước cũng chỉ lấy một vợ, không có vợ lẽ, người con gái ấy đã về nước Pha-nha, về sau vua nước Hồng Mao chết, người trong nước nói: “Vua ta chỉ có một con gái, tức là con trai, nên làm vua trong nước, bèn yêu cầu với nước Pha-nha đón về lập làm vua”. Lâu rồi vua nước Pha-nha ở một mình không thích, bèn bỏ nước ấy đi sang nước Hồng Mao, người vợ nhân trao cho làm chức quan to cùng ở với nhau. Vợ lại nói dỗi dỗ chồng đem hết đồ bản, quan lại, tài vật nước Pha-nha phụ thuộc về nước Hồng Mao, người chồng cũng nghe, người trong nước cũng đều thuận theo, đều làm tôi tớ nước Hồng Mao, cung dâng cống phú. Khi vua nước Pha-nha đã chết, người vợ vẫn còn, người nước Pha-nha cũng cam làm thần dân, không ai làm phản. Đến khi vợ vua nước Pha-nha chết, nước Hồng Mao không khống chế được nữa, lại làm nước láng giềng hoà hảo như xưa. Kể thì người ở phương Tây xem đến chế tạo đồ vật, phần nhiều có ý khéo, ngỡ là bậc đại trí, sao xử đoán việc lớn lại mờ mịt không biết phải trái, chẳng những ông vua nước ấy đắm mê về vợ, cả nước cũng không biết nên chăng chút nào, đem nhau làm con tin với nước láng giềng, sao mà ngu thế?"

"Vua ra ngự phiên chầu, bảo thị thần rằng : “Minh Thái tổ là người nghiêm minh, nhưng hay giết người. Mã hậu bị bệnh chết, thương xót không nguôi, giết hết cả y sinh, tới hôm chôn cất, gặp trời mưa sấm chớp không chôn được. Bèn vời cao tăng đến tụng kinh cầu tạnh, có ý định ngầm giết nhà sư ấy. Sư đọc bài kệ rằng:
                   
Vũ thấp thiên thuỳ lệ,                    
Lôi minh địa cử ai.                    
Thập phương chư Bồ tát,                    
Tương tống Mã như lai."

Lần đầu đọc hông cảm thấy gì lạ, nhưng lần sau đọc thì... chả lẽ Tây Tàu Ta gì cũng toàn chuyện ông vua "dại vợ"? Aka những chiện ngâu ngâu điên điên kiểu này là bác Mạng nhanh như chảo chớp tha lôi về tẩy não quần thần. Aka bác có xu hướng tìm với nhớ toàn zua dại vợ, kể vanh vách như chiện nhà hàng xóm.

(Chả lẽ ước mơ thầm kín của bác là làm hôn quân bán luôn thiên hạ vì zợ? Cái chiện vua Pháp kia hông thấy chởi vua câu nào mà chởi dân ngâu thoai.)

Cuối thời bác Mạng có 1 cái luật rứt buồn cười là... trai gái quý xờ tộc hông được lấy nhau. Con cái của các hoàng tử hoàng thân không được phép kết hôn với con quan tam tứ phẩm trở lên. (Bản dịch Đại Nam điển sự lệ bảo ngay cả hoàng tử cũng không được lấy con gái quan lớn - nhưng cái này phải coi lại bản gốc không biết sao). Nếu có cưới nhau thì trai vĩnh viễn không được xét làm quan. "Ai kết thông gia với công phủ thì vĩnh viễn không cho vào lệ truyền bổ". Hèn gì Thiệu Trị bảo cưới HTH cho MM là "gây nền phong hóa" - aka thứ gì hông có thì ta tự xây, tẩy não người ta rằng thì mà là nhà ta méo dựa vào quyền lực, "phải coi trọng danh khí". Muốn cưới chớ gì, tự bỏ hết danh vị đi. Luật này chính là tiền thân của cái luật thời Thiệu Trị là lập con thì đá sạch họ ngoại về vườn.

Cái luật này đến thời Tự Đức thì ông Vũ Xuân Cẩn cha hoàng hậu lúc hấp hối còn xin bỏ đi. Dưng nghĩ ra thì giữ lại có khi còn tránh được 1 loạt vụ kiểu Thể Cúc.

Vả lại, Hồ Văn Lưu được ghi là Ân kỵ úy tập ấm, đáng lẽ nằm trong hàm Tòng lục phẩm, nhưng sau lại thấy làm Cai đội quân Vũ lâm hàm Tòng tứ phẩm, sau đổi lại hàm tước cho Hồ Văn Thập thì cũng là Thành thủ úy, Tòng tứ phẩm. Khoảng giữa thời gian này chả thấy ghi chép gì, chả biết cho thụ phong tập ấm lúc nào để từ lục phẩm bay cái vèo lên tứ phẩm.

Trong khi con cháu các ông khác lúc thụ phong đều có ghi, Ân kỵ úy cũng có mấy người, chỉ có họ Hồ là im ỉm. Chắc sử quan cũng thấy hơi "kỳ kỳ" nên thà hông ghi thời gian còn hơn... ghi xong cả thiên hạ biết zua thiên vị.




NN
Wednesday, July 31, 2019 Author: Trường An

Tuyển tập xúi dại cách dạy con:

Thiệu Trị: "Súng này là hoàng khảo ta (Minh Mạng) ban cho. Ta từ lúc còn nhỏ hầu bên cạnh, đọc sách xong thì tập cưỡi ngựa bắn súng, năm 8 tuổi hơi biết nghề này. Đến năm Minh Mệnh thứ 4 [1823], rước ngự giá ra Doanh Châu, ngài thân cầm khẩu súng này, bắn phát nào cũng trúng. Ta theo hầu xa giá, ngài đưa súng cho, chỉ bảo phương pháp, sai ta bắn, ngẫu nhiên được trúng, ngài hài lòng, cho luôn súng này."

Trong khi quần thần thì tâu bày rằng thì mà là hoàng tử 15 tuổi trở lên mới cho tập cưỡi ngựa bắn cung, rằng thì mà là phải cẩn thận từng ly từng tí. Hóa ra trước khi làm Thái tử thì xách thằng con đi làm trò gì đó mà 8 tuổi bắn súng rầm rầm, 16 tuổi thành thiện xạ (vừng, đừng tin câu "ngẫu nhiên" với súng =__=). Thiệu Trị bắn giỏi thì sử còn ghi ra đồng bắn 1 loạt mười mấy con nhạn.

Xúi dại tập 2: Vua bảo các hoàng tử "Các ngươi biết bơi chứ? Ban đầu cứ ôm quả bầu mà bám vào, rồi lựa thời theo nước mà hoạt động."

Lộ đuôi tập n: Vua hỏi Trương Đăng Quế về việc học hành của các hoàng tử, nghe khen rằng chúng nó thông minh lắm, lại còn ham học. Ông-bố-quý-hóa bẩu: Dòng dõi nhà ta thông minh thì cũng có, nhưng ham học thì ta méo tin. Ta hồi còn làm hoàng tử chỉ có mỗi việc đi hỏi thăm sức khỏe với hầu bữa ăn của vua cha thôi mà còn chả 'để tâm nghiên cứu học vấn', giờ còn hối hận đây nà.

Aka, sau khi bị đánh tuốt xác thì ta vẫn méo chịu học đàng hoàng, hihihi. Tự nhiên nhớ lời Giả Chính chửi Bảo Ngọc, học không lo học, chỉ giỏi moi móc đâu ra toàn những thứ vớ vẩn, câu từ kỳ lạ về chơi. Cho nên sau này ông ngóc đầu lên hỏi quần thần chúng mi học cái gì vại, học văn cử nghiệp hở, thứ đó toàn chiện ba láp làm lầm người không. Đùa chớ ông mà đi thi chắc rớt ngay vòng đọc đề. Kiểu Tùng Thiện vương sau này cũng bị Thiệu Trị chởi cho là lớn rồi mà học hành chả ra làm sao, làm thơ còn phạm húy.

Bề ngoài nghiêm khắc chỉ toàn là lừa dốiiiii, vừa lười học vừa ham chơi vừa thích xúi dại mới là sự thiệtttttt.





Copyright © Trường An. All rights reserved.