Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

Sách phong
Monday, June 3, 2019 Author: Trường An

Một chiều mưa ngồi phân tích văn của người nhiều-chữ. Sắc phong Thần phi của Hồ Thị Hoa năm 1836.

“聖人因人情而制禮,惇庸自有常經。王者隆厚道,以推恩褒表,式彰異數,穀時亶協,芝綍孔敡。睠惟原贈昭儀胡氏,軒棨名門,瓊瑤秀質,佩閨箴於潛邸,珩瑀揚徽,鐘茂廕于芳枝。麟螽衍慶,久閟金鈿之彩,尚留彤管之香。撫年前恩,恪有加贈。典永孚於苾祀。肆今日宮階初定,榮名庸賁於潛馨,再舉彝章,用均渥澤。茲特晉爾為宸妃,仍諡順德。尚其恪欽寵命,祇受徽稱,一字袞葩,増賁重泉之爽;千秋肸蠁,長留奕葉之光。"

"Thánh nhân nhân nhân tình nhi chế lễ, đôn dong tự hữu thường kinh. Vương giả long hậu đạo, dĩ thôi ân bao biểu, thức chương dị sổ, cốc thì đản hiệp, chi phất khổng. Quyến duy nguyên tặng chiêu nghi Hồ thị, hiên khể danh môn, quỳnh dao tú chất, bội khuê châm vu tiềm để, hành vũ dương huy, chung mậu ấm vu phương chi. Lân chung diễn khánh, cửu bí kim điền chi thải, thượng lưu đồng quản chi hương. Phủ niên tiền ân, khác hữu gia tặng. Điển vĩnh phu vu bật tự. Tứ kim nhật cung giai sơ định, vinh danh dong bí vu tiềm hinh, tái cử di chương, dụng quân ác trạch. Tư đặc tấn nhĩ vi thần phi, nhưng thụy thuận đức. Thượng kì khác khâm sủng mệnh, kì thụ huy xưng, nhất tự cổn ba, tăng bí trọng tuyền chi sảng; thiên thu hật hưởng, trường lưu dịch diệp chi quang."

Mới đọc qua tưởng đây là bài văn viết kiểu rất công thức. Nồ, ngoài những đoạn công thức kiểu vàng ngọc kêu loảng xoảng, có mấy câu rất ư là...

"Cửu bí kim điền chi thải, thượng lưu đồng quản chi hương". - Đã lâu màu kim điền bị giấu, vẫn còn hương lưu ở đồng quản.

Kim điền là vật trang sức bằng vàng, mà còn là trang sức thời Hán Đường. Kim điền nổi danh nhất là... tín vật định tình của Đường Minh Hoàng và Dương Quý phi. Nổi nữa là được Bạch Cư Dị đưa vào bài Trường hận ca:

"Đãn giáo tâm tự kim điền kiên, thiên thượng nhân gian tái tương kiến."

Một cành hoa lệ đẫm hạt mưa xuân
Đăm đăm khoé mắt, nghẹn ngào "Đa tạ lòng quân vương"
"Một lần từ biệt đôi ngả cách mặt khuất lời
"Tình ân ái ở Chiêu Dương thế là đoạn tuyệt
"Ngày tháng trong cung Bồng Lai dài đằng đẵng
"Ngoảnh mặt nhìn xuống cõi đời
"Không thấy Trường An, chỉ thấy bụi trần mù mịt
"Nay xin mượn vật cũ để tỏ chút tình thâm
"Chiếc hộp khảm, cành kim thoa, gửi mang về giúp
"Thoa để lại một nhành, hộp để lại một mảnh
Thoa bẻ nhánh vàng, hộp chia mảnh khảm
Chỉ nguyệt tấm lòng bền như vàng như khảm
Kẻ trên trời, người trần thế sẽ còn gặp nhau.

Vừng, trích Trường hận ca "Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ" cảm thấy vẫn còn chưa đủ, thêm vế sau "đồng quản để ngát hương". Theo nghĩa bình thường thì đồng quản là cây bút của nữ sử, đọc ngược xuôi vẫn thấy sai sai, lúc này thì liên quan gì đến nữ sử. Cho đến khi thấy Bội phong - Tĩnh nữ trong Kinh thi:

Tĩnh nữ kỳ luyến,
Dĩ ngã đồng quản.
Đồng quản hữu vĩ,
Duyệt địch nữ mỹ.

(Cô gái u nhàn tươi đẹp ấy tặng cho tôi một cái đồng quản. Đồng quản đỏ thẫm, tôi lại vui với vẻ đẹp của nàng.)

Aka, tín vật tỏ tình thứ 2. Người lắm chữ là người có thể dùng 1 chữ nhiều nghĩa nhiều hoàn cảnh, cái nghĩa kia đọc sai sai mà... có gì vẫn tỏ ra ta ếu biết gì đâu. Mà đọc cả loạt bài Tĩnh nữ sẽ phát hiện ra... 1 thanh niên suốt ngày đòi quà, nàng tặng cái gì cũng đẹp hết á.

Bài 1: Nàng xinh đẹp tĩnh lặng ấy hẹn tôi ở góc thành tối, không gặp được nàng tôi gãi đầu dậm chân.
Bài 2: Cô gái u nhàn tươi đẹp ấy tặng cho tôi một cái đồng quản. Đồng quản đỏ thẫm, tôi lại vui với vẻ đẹp của nàng.
Bài 3: Ở phía ngoài đồng nội nàng tặng tôi cỏ tranh mới mọc, tôi cho rằng cỏ tranh cũng đẹp lạ. Nhưng không phải cỏ tranh ngươi đẹp đâu, mà là do người đẹp tặng đó.

Dịch nghĩa cái câu nài tầng 1: Người xưa đi mất rồi nhưng kỷ vật ký ức còn lưu lại.

Nghĩa tầng 2: Bao lâu nay tình hẹn sống chết của chúng ta bị che giấu, nhưng tình xưa vẫn còn ngát hương.

Và chốt: "Thượng kì khác khâm sủng mệnh, kì thụ huy xưng, nhất tự cổn ba, tăng bí trọng tuyền chi sảng; thiên thu hật hưởng, trường lưu dịch diệp chi quang." - Nhận lấy tên hiệu (Thần phi) này, 1 chữ "cổn ba" để vui lòng người nơi suối vàng. Thiên thu hưởng lấy, ánh sáng nối đời lưu chuyển.

Cổn ba chắc là cổn hoa sau này bị viết lái đi, mà cổn hoa theo từ điển là chỉ tước vị tam công - what is the liên quan? Tách riêng từng chữ ra, cổn là áo vua, còn chỉ vua, hoa là... hoa, okie fine, Thần phi là phi của vua, aka 1 chữ biểu lộ được cả 2 chữ "cổn" và "hoa". Còn màn "ánh sáng" kia thì thôi khỏi hỏi, sau đó mấy tháng cho xây cái vườn Thư Quang mà cả triều đình không biết "Thư" ở cái chỗ nào, Quang ở cái chỗ nào.

Mà thoai, cái sắc phong này mở màn bằng câu "Trời định ra lễ là vì tình của con người", aka bố thích thì trời phải theo ý bố. Cho nên có vác Trường hận ca lẫn Kinh Thi tán gái vào đánh đu với chữ nghĩa là chiện... ông đọc sắc phong cho người (hồn) trong từ đường nghe. Kim điền với chả đồng quản, cổn với chả hoa.

Mà đùa chớ, người này chắc đọc Trường hận ca nhiều lần lắm ồi, nên 1 cái vườn khác chính là hồ Tịnh Tâm cũng được thiết kế theo kiểu Bồng Lai tam đảo, chia ra mấy hòn đảo nhỏ Phương Trượng, Doanh Châu. À thì, trong Trường hận ca, sau khi tìm cả bích lạc hoàng tuyền đều không thấy, Đường Minh Hoàng tìm được Thái Chân ở đảo Bồng Lai. =__=

"Chiêu Dương điện lý ân ái tuyệt
Bồng Lai cung trung nhật nguyệt trường
Hồi đầu hạ vọng nhân hoàn xứ
Bất kiến Trường An kiến trần vụ".

Hồ Thái Dịch được đào năm 1833, liễu cũng được lệnh trồng khắp nơi, đến ngô đồng cũng vác từ Quảng Đông về. Đùa chớ định biến cả hoàng thành thành thế giới Trường hận ca à?

*Tại xao càng tìm hiểu càng thấy người điên 1 cách không hề nhẹ thế làyyyyy.*




N
Monday, June 3, 2019 Author: Trường An

Nhìn đi nhìn lại phát hiện ra 1 chuyện là lạ mà trước đây không rõ là chuyện gì: Hiền phi không hề có tên thụy, trong khi các phi tần từ quý nhân nhất giai trở lên đều có tên thụy.

Hiền phi chết năm 1843, dưới triều Thiệu Trị, trong Thực lục còn ghi lại: "Dựng đền thờ Ngô thị, Hiền phi triều trước. Phi lúc ở triều trước, ngôi liệt vào hàng nhất giai. Vua được tin phi chết, nghỉ triều chính 3 ngày, sai quan lo liệu việc tang, cấp thêm 3000 quan tiền, cho dựng đền để thờ". Vậy là có đền thờ, có hậu duệ, nhưng không có tên thụy?

Việc này có thể liên quan đến chuyện Nguyễn Phúc Hồng Tập - con trai Miên An, Hồng Duy - con trai Miên Hoành, Lương Trình - con Kiến An công định làm phản năm 1864 (vầng, toàn những cái tên cộm cán 1 ổ gom lại). Nhưng nghĩ lại thì có thể làm giống Lê Thị Tường, xóa hoàn toàn danh phận đi mà ghi xuống cuối sách, chứ việc gì xóa mỗi cái tên thụy? Trong các án tạo phản của mấy ông khác thì cũng chả liên quan gì đến mẹ, thậm chí Miên An về sau còn được phục tước vì "không biết dạy con" thôi.

Có thể là Thiệu Trị dù thực hiện đúng phép tắc nghĩa vụ nhưng... không cho tên thụy - aka vì-ghét hay vì người kia không muốn nhận (lý do này thì bé hơn). Trong khi Thiệu Trị với Gia phi thì lại rất quý trọng, thăng bà lên hàm Gia phi chứ MM không phong đâu.

Từ xa xưa mềnh đã bẩu MM với Hiền phi chắc chỉ có quan hệ "đồng sự", đến khi lục lại khoảng thời gian đứt bóng cái bụp lẫn hành động của MM thì còn thấy... MM đối với Hiền phi cực kỳ lạnh lùng, thậm chí còn có chút địch ý. Sau khi thăng lên Thái tử thì đã đứt bóng, vậy mà vẫn còn khoác cho 1 chữ "Hiền" để làm đệ nhất cung thì mang nghĩa mỉa mai thế nào. Nhìn hành trạng của ông con Miên Hoành lẫn cả 2 dòng cháu thì hình như là... chả "hiền" tí gì.

Miên Hoành vừa chết là đầu năm sau MM lập cung giai, tháng 4 phong HTH bằng lễ hoàng hậu luôn. Đến khi cho mấy ông con lớn mấy cái vườn đọc sách thì bảo Miên An rằng mài còn nhỏ tuổi thôi đừng đòi (cũng 22 tuổi rồi đấy). Từ thời điểm đó đã nhẹ nhàng đá bay con "chính cung" đi rồi. Dù có vẻ rất thương con nhưng... mẹ nó buồn thì kệ.

Tự dưng nghĩ đến cái tin-đồn mà "chính cung" là bà tổ nhà thảo mai mách lẻo. =)) Mà nghĩ đến chiện 2 người tạch suốt gần 10 năm mà MM vẫn có thể đến nhà Ngô Văn Sở đề thơ phục chức thì... mối quan hệ hợp tác này có phần đáng xợ.

Nếu quả thật đúng Thiệu Trị không cho tên thụy thật thì... người rất là không "hiền", chả biết đã làm gì đứa con chồng mà nó không cho chút tình nghĩa nào ngoài thể diện. Ngay cả người không thèm nhận tên thụy thì cũng là... hận tràn đầy 1 bụng. (Nhưng mà nói chớ, với đối tượng con-nhà-người-ta nhờ phúc mẹ mà có tất cả mọi thứ, ông chồng (hờ) thì nhắm mắt mở mắt không Phương cũng Hoa bay chiu chíu, không điên chắc méo phải người. 1 bà phi xuất thân cao quý khác là mẹ Tùng Thiện vương cũng làm xao mà gây sự bị thu lại sách phong luông - phải sau năm 1836, phong rồi mới thu được chớ. Chắc bao nhiêu năm giả điên "lập hậu" đã bán dưa bở quá tay cho các bà.)

À mà Tự Đức lại rất thân với con của Thục tần, thân luôn cả với Miên Liêu con Lê Thị Tường => cho thấy quan hệ của Thiệu Trị với các bà này không tệ. Trong khi Miên Liêu từng "được" Lê Chất lấy làm con tin ép MM phong hậu. Bà Lê Thị Tường chắc chỉ độc mồm độc miệng tí thôi chứ chả "hiền" như ai kia, con cháu nhà Hiền phi với con cháu nhà Thiệu Trị chả thấy nhắc quan hệ gì, mà có chuyện là xử nhau gay gắt luôn.

(Nghe đồn với đối tượng coi xiền là phù du, quyền là phù thủy, tự đặt cho mình cái tên như chổi chà quét hết thế gian thì... lòng tư lợi hám danh của người ta là thứ hông hiểu đâu. Trình bày đao khổ trước mặt nó vì những-thứ-phù-du này chỉ phí công, còn bị nó khinh cho.)

(Rảnh ruồi đi lập bản đồ sao, ờ thì HTH sun Nhưn Mã, moon Bảo Bình, đi với Song Tử moon Song Ngư quả nhin là 1 cặp thi đua ai-điên-hơn, 1 đứa dám xúi 1 đứa dám theo. =)) Hỏa Xử Nữ nên mới có cái đặc tính "cẩn thận", nhưng ngay cả lá bát tự cũng là Quan lộ, Kiêu Sát ẩn, bề ngoài thì đứng đắn nghiêm chỉnh, bên trong là 1 bầu trời... phi thăng. Mà anh Song Tử có khi ngáo đá tí thôi, chứ điên thật có khi là em Nhưn Mã.)




TT
Sunday, June 2, 2019 Author: Trường An

Nghi lễ phong Thần phi của Hồ Thị Hoa: "Cho Tiền quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự là Phan Hữu Tâm sung làm Chánh sứ, Thượng thư bộ Lễ là Phan Huy Thức sung làm Phó sứ, cầm cờ tiết, bưng sách vàng đến từ đường làm lễ tuyên phong".

Chưởng phủ sự là quan võ nhất phẩm, Thượng thư bộ Lễ là quan văn nhị phẩm - nghi lễ này tương đương với nghi lễ của Hoàng hậu Tống thị năm 1806: "Sai Chưởng Thần võ quân kiêm giám Thần sách quân Khiêm quận công Phạm Văn Nhân cầm cờ tiết, Hộ bộ Thượng thư Tích Thiện hầu làm phó đem sách vàng ấn vàng tấn phong". (Dù sao quan văn nhất phẩm ngoài Tôn chính phủ ra thì chỉ còn Thái sư, Thái phó, Thái bảo, Thượng thư coi như là cao nhất trong hệ văn rồi.)

Sách thì vẫn là sách bạc mạ vàng thôi, nhưng nghi thức thì thiếu mỗi bố cáo thiên hạ. Minh Mạng mà sống đến năm 1846 thật thì chắc phong hậu nốt.

Cả đời Minh Mạng lo phong cho Hồ Thị Hoa, nên... Thiệu Trị có làm Thái tử ngày nào. Gia Long xóa sạch công trạng danh phận của Hồ Văn Bôi, thân phận ban đầu của Thiệu Trị chắc còn kém cả Hồng Bảo sau này, cỡ con trai cung nhân xuất thân phó thường dân. Cho nên ban đầu phong Hồ Thị Hoa làm Chiêu nghi thôi mà Thiệu Trị còn dâng biểu tạ ơn đấy. Minh Mạng lấy cho Thiệu Trị con gái Phạm Đăng Hưng là Thượng thư Lễ bộ với Nguyễn Văn Nhân cũng là người làm danh sách công thần Vọng Các - sau đó mới có thể phong Hồ Văn Bôi lên làm Tướng quân Đô thống hàm Nhị phẩm, cho nhà họ Hồ tập ấm. Chắc với ý đồ lợi dụng thời gian khiến mọi người quên việc, 10 năm sau mới dùng cái nghi lễ kia phong Hồ Thị Hoa. Đến khi sắp chết truyền ngôi cho Thiệu Trị mới lôi chiếu từ dưới giường ra. Vậy cho nên Hồ Thị Hoa mới có cái bảng "sơ yếu lý lịch" mới đọc thì tưởng đâu xuất thân cũng đường được, nhưng là 1 tay ông chồng "phù phép" ra hết.

Thiệu Trị được Minh Mạng bảo hộ cực tốt nhóe. Mới đầu còn cho ở lại giữ Kinh thành khi vua đi Bắc nhận phong, tháng 11 trời lạnh cha còn gửi thư về hỏi sức khỏe con thế nào. Sau chắc thấy công việc cực quá chuyển cho ông con thứ 2. Sau nữa trong triều đấu đá nhao thì giấu biến ông con cả đi mà giả điên "chưa phong được hậu". Cái này phải nhìn năm 1835, con trai Hiền phi là Miên Hoành chỉ mới được cho đi cày ruộng tịch điền thay cha đang bệnh rên hừ hừ, tế thay Thái miếu 1 lần do bộ Lễ làm sai phần tế Thế miếu, vậy là cuối năm ấy lăn đùng ra chết. Cuốn Quốc sử di biên toàn nhắc Kiến An công chắc hông phải tự nhiên, mà chuyện "lầm" của bộ Lễ trong việc tế Thế miếu năm đó, dùng hoàng thân thay vì hoàng tử cũng... hơi bị vi diệu. Năm 1835 chính là năm xử tội 2 ông quyền thần, anh nào thò mặt ra lanh chanh là anh đó chết.

Đến sau năm 1836 phong Hồ Thị Hoa xong rồi thì mới thấy Thiệu Trị xuất hiện trở lại, đi bắn mấy con nhạn thôi mà ông bố đặc biệt dặn dò "coi chừng súng ống". Đến lúc đó Thiệu Trị mới có chút danh phận mà làm Tôn nhân phủ - aka 1 tay ông bố phù phép nâng lên. Che chở kiểu ấy nên... làm Thái tử ngày nàoooooooooo??? Có mà gần hết thời gian làm hoàng tử cũng là kiểu hoàng tử phó-thường-dân, được cha cưng bà yêu nhưng thiên hạ méo biết là ai, đánh nhau loạn cào cào cũng chả bao giờ đánh tới.

Rồi mới có cái tin-đồn Thiệu Trị do quyền lực Trương Đăng Quế bảo hộ - Tất cả là do ông bố dùng chiến thuật thời gian xong rồi... cả thiên hạ không ai biết đấy là đâu.




N
Saturday, June 1, 2019 Author: Trường An

Mỗi lần đọc đoạn này lại lăn ra cười:

"Chính cung húy Kiều, con gái Doanh tượng quan, Đệ nhị cung húy Hinh là con gái Lê Tông Chất... Có lần vua hơi se mình, chính cung và đệ nhị cung cùng đi cầu đảo ở chùa Thiên Mạc. Đệ nhị cung nói rằng "Nếu phải tội với trời thì không cầu đảo vào đâu được". Đến lúc vua khỏi, chính cung đem câu nói ấy tâu với vua. Vua giận lắm!"

*Câu nói trích trong sách Luận ngữ: Hoạch tội ư thiên, vô sở đảo dã.

(Quốc sử di biên)

Dù cuốn này nói chuyện cung đình 10 phần sai hết 9,5 phần thì cũng cho thấy... 2 người này ghét nhao trong Nam ngoài Bắc người người đều biết. Có loại phi tần được phong đến Nhị cung rồi, tương lai thành hoàng hậu trước mắt, mà suốt ngày chắc chỉ cầu vua lăn đùng ra chết. =)) Vua thì tức cành hông mà ếu làm gì được.

Dù xao cái cuốn này nói về cung đình chỉ toàn tin đồn vớ vẩn, chỉ là đọc tức cười thoai. 1 câu nói khí thế trời nghiêng đất lệch cả thiên hạ ếu ai dám nói, trước mặt Phật tổ lẫn chính cung cũng dám phun. Phải nàm xao thì mới có cái tin đồn kiểu này. Có cái tin đồn kiểu này là phải ghét nhao ra mặt, chởi nhao tưng bừng rồi 100 mới lọt ra ngoài được 1.




NNN
Friday, May 24, 2019 Author: Trường An

Tìm được bản chữ Hán của mấy sắc phong về Hồ Thị Hoa mới thấy bản dịch tiếng Việt thiệt là khô khan hông hết ý.

Sắc Chiêu nghi 1821:

"禮乃理之宜然,賜諡賁彰古典;恩亦義之所在,追褒載侈隆儀。允協穀時,煥頒芝綍。睠惟選侍胡氏,簪紳令閥,琬琰清標,莊閑雅奉,於閨儀勳,無違節令,淑夙徵於潛邸,綽有遺徽,熊占協吉,恩寵方隆,蟻夢乍酲,天年遽嗇,緬懷逝者,深有惻然,特命使臣齎銀冊,贈為昭儀,諡順德。尚其服此徽章,式欽成命。用慰瓊瑤之懿,永膺葩袞之榮"

"Lễ nãi lí chi nghi nhiên, tứ thụy bí chương cổ điển; ân diệc nghĩa chi sở tại, truy bao tái xỉ long nghi. Duẫn hiệp cốc thì, hoán ban chi phất. Quyến duy tuyển thị hồ thị, trâm thân lệnh phiệt, uyển diễm thanh tiêu, trang nhàn nhã phụng, vu khuê nghi huân, vô vi tiết lệnh, thục túc trưng vu tiềm để, xước hữu di huy, hùng chiêm hiệp cát, ân sủng phương long, nghĩ mộng sạ trình, thiên niên cự sắc, miễn hoài thệ giả, thâm hữu trắc nhiên, đặc mệnh sử thần tê ngân sách, tặng vi chiêu nghi, thụy Thuận Đức. Thượng kì phục thử huy chương, thức khâm thành mệnh. Dụng úy quỳnh dao chi ý, vĩnh ưng ba cổn chi vinh"

Dụ của Thuận Thiên hoàng hậu 1841:

"順德宸妃胡氏,欽奉世祖高皇帝與老躬慎選功臣胡文盃之長女,充作聖祖仁皇帝配,思齊淑慎,端謹賢良,仁皇帝素所禮愛焉。又能善事世祖高皇帝及老躬,克盡孝道,故特賜之以嘉名。茲積德鐘祥,篤生元孫,承此大統,其慶源固有自矣。嗟夫,妃之嗇於年,不及見有今日,豈不悲哉。仁皇帝情懷元配,恩禮加厚,諡之以順德,封之以宸妃。御治二十一年,而宮中猶虛位以待,非無意也。茲僉辭奏上,帝後同尊禮之正,而理之宜允合老祖母之心,又可慰仁皇帝不忘故劍之情者矣。準元孫皇帝諭諸臣知道".

"Thuận Đức Thần phi hồ thị, khâm phụng Thế Tổ Cao hoàng đế dữ lão cung thận tuyển công thần Hồ Văn Bôi chi trường nữ, sung tác Thánh Tổ Nhân hoàng đế phối, tư tề thục thận, đoan cẩn hiền lương, Nhân hoàng đế tố sở lễ ái yên. Hựu năng thiện sự Thế tổ Cao hoàng đế cập lão cung, khắc tận hiếu đạo, cố đặc tứ chi dĩ gia danh. Tư tích đức chung tường, đốc sinh nguyên tôn, thừa thử đại thống, kì khánh nguyên cố hữu tự hĩ. Ta phu, phi chi sắc vu niên, bất cập kiến hữu kim nhật, khởi bất bi tai. Nhân hoàng đế tình hoài nguyên phối, ân lễ gia hậu, thụy chi dĩ Thuận Đức, phong chi dĩ Thần phi. Ngự trì nhị thập nhất niên, nhi cung trung do hư vị dĩ đãi, phi vô ý dã. Tư thiêm từ tấu thượng, đế hậu đồng tôn lễ chi chính, nhi lí chi nghi duẫn hợp lão tổ mẫu chi tâm, hựu khả úy Nhân hoàng đế bất vong cố kiếm chi tình giả hĩ. Chuẩn nguyên tôn hoàng đế dụ chư thần tri đạo."

---

Đặc biệt cái dụ của Thuận Thiên hoàng hậu, "Nhân Hoàng đế tố sở lễ ái yên". Tố: vốn là, xưa nay, bản chất, căn bản, nguyên là, từ trước. "Sở lễ ái" thì tứt nhin là yêu cũng trên lễ ó, trong sáng, trong sáng. Yên là từ cảm thán nhấn mạnh chắc thay cho dấu chấm than.

Muốn nói yêu thương cung đình thì người dùng sủng ái, ân sủng vân vân. Mà theo ngữ khí lòng vòng lèo vèo "tố sở lễ ái" - vốn nguyên là yêu hợp-lễ (chứ hông thất lễ), mà vợ chồng thì còn yêu hợp lễ thất lễ cái gì mà cần thanh minh? Thì chẳng lẽ là... nguyên ý cái câu này thừa nhận "Nhân Hoàng đế vốn yêu cổ từ trước đó!".

Chưa tìm được nguyên văn của cái sách phong nên chưa biết chữ "em gái trời" kia là cái gì, bản khác dịch là "người trời". Nhưng nói chung là kiểu "từ đâu bay xuống", nếu là "thiên muội muội" thật thì theo ngôn ngữ bây giờ chắc gọi là... em gái mưa. =))

Chắc đây là lần đầu tiên có zua lên ngôi mà để phong cho mẹ vua, Thái hậu phải đứng ra đường đường chính chính thừa nhận "cha nó yêu mẹ nó". Vừng, cốt lõi của toàn bộ lý do để phong, kể cả cái thụy hiệu được tán 8 trang giấy.

Xao cái nài nghe toàn mùi... con làm để cha mẹ gánh hậu quả. :v Tội nghịp Thái hậu, thiệt ra hông ai đin đến độ cho con cưới vợ kiểu ấy, nó khổ mà mình cũng khổ, xong rồi còn phải đi thu dọn hậu quả cho nó.

Ông con thì trình điên có thừa. Sau bao năm giảng dạy tiết kiệm, thắt lưng buộc bụng, tự dưng 1 ngày đệp giời đi xây cái vườn Thư Quang mà đến tận đời Thiệu Trị thì sử gia mới len lén thông báo "phí tổn đến cả vạn". Trong khi theo lời Thiệu Trị thì cái vườn này nằm cạnh cung Khánh Ninh, để cũng chả làm gì, chỉ thi thoảng để tổ chức tiệc tùng này nọ. Có ông quan chắc thấy cái vườn rảnh ruồi quá nên đề nghị vua vào đó mà đọc sách giảng sách cho thiên hạ nghe đê, bị zua chởi cho 1 tăng vì tội "nghĩ chiện phù phiếm", muốn dạy học cho thiên hạ thì đi mà đào tạo thầy. - Trong khi ông hông dòm lại xem rõ ràng nó tên Thư Quang, tốn 1 đống xiền, chẳng biết đứa nào phù phiếm hơn?

Cho nên đến đời Thiệu Trị thì ông con phải len lén dỡ cái vườn Thư Quang đi để vào vườn Cơ Hạ, đổi lại toàn bộ tên. Thiệu Trị toàn viết Hoa thành Phương, biết 1 đống Phương có nghĩa gì ó. Nhưng mà... điên quá ông hông dám nhận.




NN
Monday, May 13, 2019 Author: Trường An

Tiếp tục những câu chiện kỳ lạ. Đọc sách văn tấn phong hoàng hậu của Hồ Thị Hoa thấy 1 điểm được nhắc đi nhắc lại: Hồ Thị Hoa do Gia Long chọn đó, Gia Long thích đó - trong khi, ủa, hoàng tử lấy cô nào chả phải do vua phê duyệt xong mới được lấy? Cho cô nào tí chức danh chả phải đợi mẹ gật đầu mới được phong?

Đọc kỹ 1 lần nữa mới thấy câu này trong sách văn tấn phong: "Hoàng tổ có mệnh lệnh, sai nạp lễ nghinh hôn, về làm dâu với nhà vua mới gây nền phong hóa". Chiếu sắc phong ghi: "Thế Tổ Cao hoàng đế đương khi Thánh tổ Nhân hoàng đế còn ở tiềm để đã tìm cho người sánh đôi ở Hợp Dương. Em gái trời bỗng đâu sinh ra, chính hợp chu kinh vận tốt; ngày tháng lành sớm làm lễ cưới, thuộc về Sân ấp con dòng".

Vừng, ý nghĩa của mấy chữ "nạp lễ nghinh hôn" với lại "lễ cưới" quắn quéo quặn quẹo này là cưới về làm chính thất chứ không phải nạp thiếp, làm phủ phi chứ không phải phủ thiếp. Dù rằng nạp thiếp thì cũng phải đi làm lễ y chang nhưng... trong văn chương nó khác. Cho nên viện dẫn ra trên thì trời đất dưới thì cha mẹ phê duyệt, là đường đường chính chính vợ cả đấy. Chắc các ông về sau đã rút kinh nghiệm nạp toàn phủ thiếp về để xem sau làm vua cho dễ phong nên chỉ có 2 bà được ghi kiểu "nạp lễ nghinh hôn" này là Cao hoàng hậu và Nhân hoàng hậu. Sách văn của các bà khác chỉ kể đức tốt công nhiều như thế nào, ghi "vào hầu" chứ không oách-xà-lách kiểu "cha mẹ zua cho vào hầu đó". (Dù rằng là mấy bà phi cho đến thiếp quan trọng đều phải qua đôi mắt cú vọ của cả hậu cung xét duyệt.)

Trích dẫn lời Gia Long khi đặt tên thì gọi là "Phi", chữ "Phi" này về sau thấy nhắc trong phần Thiệu Trị gọi Từ Dụ, "chỉ gọi là Phi chứ không gọi tên" - khi đã lên ngôi và Từ Dụ đã được phong Thành phi. Nên đích xác khi Gia Long cho tên thì là phủ phi rồi.

Và 1 đống chữ quắn quéo quặn quẹo khác dùng để chứng minh hai chữ "chính thất auth" do cha mẹ đóng dấu bảo đảm. Cơ bản vì kể thì... không biết kể cái gì ngoài chuyện ông zua hack não làm việc quắn quéo quặn quẹo không kém. Và thiệt tình thì cơ bản không cạnh tranh nổi với các bà vợ khác sống chung mấy chục năm ngoài cái danh. - Mà từ chiện cái danh này suy ra... Hiền phi lẫn các bà phi khác chưa từng được công nhận phủ phi.

Cái nài gọi là phải dùng vũ khí mạnh nhất của mình khoe ra chứ không thiên hạ tròn mắt há mồm hỏi "danh phận gì mà làm hậu", và thiệt ra thì... con các bà kia còn cả đám. Các bà phong hậu sau này ít ra thì cũng là phi đứng đầu hậu cung (để trợn mắt ba hoa "zua sắp phong hậu mà chưa kịp"), còn đây thì chưa dám đem 1 người chết 30 năm lên đầu người sống. Cho nên là lôi chức danh ra dằn mặt nhao. Dù rằng các ông nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong, phong bà nào thì cũng tìm ra lý do để mà ba hoa bốc phét, cơ mà để người ta tin cũng phải có nền tảng. Cho nên ờ thì, cung cấp thông tin "chính thất auth" do ba mẹ đóng dấu chứng minh.

Vua Nguyễn được cái trọng "chính danh" nên có thể viện cớ tầm xàm hay tốt khoe xấu che, có 1 nói 10 (dù sao cũng còn có 1) nhưng không bịa chiện giữa đám đông (bịa cái chiện nằm mơ thần linh mách bảo thì chỉ trời biết). Đọc sử viết về các bà hậu rất là có cá tính, mỗi bà mỗi vẻ. Có dữ như cọp thì cũng hót "oai nghiêm thần vũ" chứ hông phải "nhu thuận hiền lành", có ngốc ngốc 1 tí thì là "ngoan hiền thục đức" chứ hông phải "tinh thông sách sử".

*Mấy cái chỉ dụ lần nào đọc cũng đau hết cả đầuuuuu. Đúng là loại người thân ở hoàng cung không bao giờ biết nói thẳng. =___=





Copyright © Trường An. All rights reserved.